Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt biển ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ sáu - 10/11/2017 02:24
Gần đây, biến đổi khí hậu gây nhiều thách thức cho người dân và sản xuất nông nghiệp. Việc triển khai mô hình nuôi vịt biển đang được xem là xu hướng mới nhằm đa dạng hóa vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập…

Nghiên cứu giống mới chuyển giao

Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam có đàn thủy cầm đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Thủy cầm là con vật dễ nuôi, có khả năng tận dụng các phế phẩm nông lâm nghiệp, côn trùng, thủy sinh làm thức ăn.

12-30-39_2
Các mô hình chăn nuôi vịt biển đang nhân rộng tại vùng ĐBSCL

Thời gian qua, chăn nuôi thủy cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần chuyển thành chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, lợi nhuận cao, khiến nuôi thủy cầm nhiều địa phương đã trở thành nghề chính.

Hàng năm số đầu vịt tăng bình quân gần 7%, sản lượng thịt vịt, ngan hơi đạt trên 200 ngàn tấn/năm, trứng đạt gần 2 tỷ quả. Việt Nam đang có bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, làm chủ được công nghệ SX con giống thủy cầm bố mẹ với năng suất và chất lượng cao. Các giống vịt siêu thịt, siêu trứng cao nhất thế giới đều được nhập về, đưa vào SX rất hiệu quả.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA, giống vịt biển có một số ưu điểm như dễ nuôi, nuôi được ở nước mặn, nước lợ và nhiễm phèn. Tuy nhiên, với mỗi nguồn nước có độ mặn khác nhau thì đều có quy trình nuôi phù hợp.

Giống vịt này năng suất thịt và trứng khá trong nhóm vịt chuyên dụng, cụ thể năng suất trứng đạt từ 235 - 245 quả/mái/năm; vịt thương phẩm nuôi khoảng 9 tuần sẽ đạt được 2,7 đến 2,8 kg, tùy theo điều kiện chăn nuôi. Thực tế ở vùng ĐBSCL, vịt nuôi 70 ngày đã đạt được 2,8 kg cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Dương Xuân Tuyển, GĐ Trung tâm Vigova cho biết: “Trong mấy năm qua, Trung tâm được Bộ NN-PTNT giao nuôi giữ đàn giống gốc chọn lọc nhân thuần. Đến nay chúng tôi đã có được một số giống vịt thuần để nhân nhanh số lượng giống cung cấp cho các tỉnh Nam bộ”.

TS Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: “Theo TTKN các tỉnh, hiệu quả nuôi vịt biển khá cao, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Tiềm năng nuôi vịt biển ở ĐBSCL lớn, vịt biển nhiều ưu điểm so với vịt đồng, đầu ra cũng khả thi. VIGOVA cần nghiên cứu sâu hơn để cho ra giống vịt thích ứng với nhiều vùng miền khí khậu khắc nghiệt, chuyển giao về các tỉnh”.

Theo ông Tuyển, hiện trung tâm đang chọn lọc, nhân thuần và lai chéo các dòng thuần để có giống vịt bố mẹ và vịt thương phẩm cung cấp cho sản xuất. Mỗi năm Vigova đang cung cấp hàng trăm ngàn con giống cho các tỉnh Nam bộ. Ngoài ra, VIGOVA còn nghiên cứu được một số giống vịt khác như vịt siêu thịt, siêu nạc, siêu trứng.  

Liên kết phát triển chăn nuôi

Đến cuối năm 2016, tổng đàn vịt khoảng 71,28 triệu con, tập trung nhiều nhất ở vùng ĐBSCL, với tỉ lệ 37,03%, tiếp đến ĐBSH 25,71%, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 23,13%, còn các vùng khác dưới 10%. Đặc biệt, một số nơi và cơ sở chăn nuôi đã liên kết thành lập các THT, HTX… hỗ trợ nhau về vốn, tiêu thụ, hình thành chuỗi và xây dựng thương hiệu vịt biển.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Long An, trong 2 năm triển khai dự án nuôi vịt kiêm dụng PT, vịt biển nuôi thịt, Long An đã phát triển được 16.000 con. Năm 2016 đã phân bổ 1.600 vịt PT và 6.400 con vịt biển cho các huyện Tân Trụ, Cần Đước. Năm 2017, đã có 8.000 con vịt biển phân cho các xã Tân Phước Tây (Tân Trụ), xã Thạnh Vĩnh Đông (Châu Thành), mỗi hộ 800 con. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống 1 ngày tuổi và vật tư, thức ăn (30%), được tập huấn kỹ thuật nuôi vịt biển.

Kết quả đánh giá cho thấy, vịt thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của địa phương, tỉ lệ nuôi sống trên 95%. So với các giống vịt địa phương thì vịt biển có sức kháng bệnh tốt, ít xảy ra bệnh. Tất cả các hộ chăn nuôi vịt biển đều có lãi, nuôi 70 ngày lãi gần 14 triệu đồng/800 con, đây là mức thu nhập khá với nông dân.

12-30-39_4
Các mô hình chăn nuôi vịt biển đang nhân rộng tại vùng ĐBSCL

Tương tự, ông Lưu Thành Long, TTKN Sóc Trăng cho biết, năm qua nhiều hộ chăn nuôi ở Sóc Trăng nuôi vịt biển đều có lời. Thực tế cho thấy giống vịt này dễ nuôi, thích nghi với môi trường phèn mặn, khả năng sinh trưởng nhanh.

TS.Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng vụ KH, CN- MT cũng cho rằng, giống vịt biển đang bắt đầu triển khai nuôi ở ĐBSCL, là mô hình phát triển đúng hướng. Còn ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, khu vực ĐBSCL có nhiều lợi thế nuôi vịt, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng, chiếm 37% tổng số đầu vịt; chiếm 39% tổng sản lượng trứng. Đây cũng là khu vực có đàn vịt lớn và gần đầu mối tiêu thụ thịt vịt là TP.HCM.

Theo ông Trọng, VIGOVA cần tiếp tục nghiên cứu các giống vịt tốt, cao sản phục vụ phát triển chăn nuôi và biến đổi khí hậu, chuyển giao cho các địa phương nuôi. Theo định hướng đến năm 2020 sẽ phát triển lên 100 triệu con vịt, trong đó khoảng 40 triệu vịt chuyên trứng.

“Hiện các tỉnh đang tiếp cận và nhân rộng giống vịt biển này, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đặc biệt với 8 tỉnh ven biển khi triển khai mô hình nuôi vịt biển sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, Viện Chăn nuôi cũng cần xây dựng những gói kỹ thuật phục vụ ngành chăn nuôi, đặc biệt với vùng xâm nhập mặn”, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

Theo: Minh Sáng/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập827
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,065
  • Tổng lượt truy cập93,136,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây