Lý giải cụ thể điều này, PGS-TS Trần Văn Ơn cho biết: Chương trình OCOP của Quảng Ninh đặt mục tiêu hỗ trợ cho người nông dân phát triển, tự lực vươn lên làm giàu từ sản phẩm địa phương. Chương trình không khuyến khích, hỗ trợ cho những DN từ bên ngoài địa phương đến, dùng nguồn lực của người dân để phát triển. Tỉnh chỉ khuyến khích các DN này tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Người dân tộc Dao giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2017 (Ảnh: Nguyễn Quý).
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng khẳng định: Mục tiêu tổng quát là đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh; Phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh; Nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế.
Mục tiêu của Đề án là hằng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1-2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo chương trình OCOP đã ban hành; phát triển ổn định ít nhất 80 tổ chức kinh tế, 250 sản phẩm OCOP; phấn đấu có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.
Cụ thể, trong năm 2017 sẽ tập trung rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực, từ đó mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng cũng như định hướng hỗ trợ phát triển thành sản phẩm chuyên nghiệp. Từ năm 2018, tập trung khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng và các thủ tục liên quan đến lưu hành sản phẩm.
Năm 2019, khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sâu rộng. Năm 2020 sẽ tập trung hoàn thành việc xây dựng 5 sản phẩm có lợi thế của tỉnh được sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời, nâng cấp sản phẩm, chuỗi giá trị các sản phẩm chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đáp ứng tiêu chí thương hiệu quốc gia.
Sản phẩm OCOP của Quảng Ninh ngày càng được nâng cao về chất lượng và hình thức. Ảnh: Nguyễn Quý.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc xuyên suốt của Chương trình OCOP là “Hành động địa phương hướng đến toàn cầu; Tự lực tự tin sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực” – ông Nguyễn Đức Long nhấn mạnh.
Để thực hiện những mục tiêu này, tại Đề án Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm Quảng Ninh”, giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt tổng kinh phí thực hiện trên 854 tỷ đồng. Trong đó có khoảng hơn 600 tỷ đồng huy động từ cộng đồng, còn lại hơn 200 tỷ đồng trích từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Ông Đặng Huy Hậu (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Từ năm 2013, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước phát động triển khai chương trình OCOP, từ đó đến nay đã tạo ra sự lan toả, tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, phát triển các tổ chức sản xuất, cải thiện thu nhập cho nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Theo: Nguyễn Quý/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;