Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội:Phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ nhật - 29/01/2017 00:47
Thời điểm hiện tại, đa số các xã được thẩm định, chấm điểm tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TP Hà Nội đều làm tốt công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.

Thực hiện thành công DĐĐT

Công tác DĐĐT luôn là khâu quan trọng, đột phá trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Bởi vậy, tất cả các xã trên địa bàn TP, cấp ủy, chính quyền luôn coi đây là nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện. Tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ), từ tháng 11.2012 đến tháng 1.2013, xã đã DĐĐT xong với tổng diện tích 325ha. Toàn bộ diện tích dồn đổi được xây dựng thành vùng sản xuất tập trung, hình thành các mô hình cây ăn quả như cam, bưởi thay vì trồng sắn kém hiệu quả kinh tế như trước. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Tiến Doanh cho biết, trước đây, mỗi hộ có từ 15 - 17 mảnh ruộng manh mún nên không thể phát triển sản xuất, đặc biệt là ứng dụng KHKT rất hạn chế. Sau DĐĐT, toàn xã có 409 hộ còn 1 mảnh, 507 hộ còn 2 mảnh, 48 hộ còn 3 mảnh. Công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất thuận lợi hơn, thu nhập của người sản xuất từng bước được nâng cao.

Chia sẻ của Trưởng thôn Yên Sơn Nguyễn Quang Thảo (xã Đồng Lạc) cho thấy sự đồng thuận, quyết tâm của chính quyền và nhân dân trên địa bàn trong thực hiện DĐĐT. Yên Sơn thực hiện dồn đổi nhanh và không xảy ra khiếu kiện. Hiện nay, hơn 400 hộ dân đều sở hữu những mảnh ruộng với diện tích lớn, đa số đầu tư xây dựng mô hình cây ăn quả. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của thôn đạt 37 triệu/người/năm (cao hơn 2 triệu so với bình quân của xã).


Chi Cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội Lê Thiết Cương thăm mô hình sản xuất xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên 
Ảnh: Đào Cảnh

Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) cũng là một trong những xã thực hiện tốt công tác DĐĐT. Cụ thể, xã đã hoàn thành DĐĐT toàn bộ diện tích đất nông nghiệp với hơn 300ha và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện tích 300ha (đạt 98%). Chủ tịch UBND xã Lê Văn Ấm phấn khởi cho biết, điều quan trọng nhất là nông dân được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật và phương pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang các mô hình sản xuất đa canh. Nhiều giống cây, con mới được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, số hộ giàu tăng, hộ nghèo giảm. Điều này cho thấy việc chú trọng phát triển sản xuất là hướng đi đúng đắn trong xây dựng NTM trên địa bàn.

Còn tại xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Chủ tịch HĐQT HTX Phú Chuyên Nguyễn Văn Tuyến cho biết, chỉ trong năm 2012, Chuyên Mỹ đã thực hiện xong DĐĐT với diện tích 214ha. Hiện, trên địa bàn có 151 hộ sản xuất theo mô hình trang trại, trong đó chăn nuôi thủy sản là chủ yếu, có những hộ kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Ông Tuyến chia sẻ: “Trước đây, khi chưa dồn đổi ruộng đất, thu nhập của người dân thấp, giá trị trên đơn vị diện tích chỉ đạt cao nhất 100triệu/ha. Nhờ đồng lòng, thực hiện nhanh và thành công việc DĐĐT, phát triển sản xuất mà giá trị được nâng lên từ 180 - 300 triệu/ha. Đời sống được cải thiện, người dân rất phấn khởi”.

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả

 Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Thường trực Văn phòng điều phối NTM Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết, trong xây dựng NTM, ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - hạ tầng nông thôn thì nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo đảm các tiêu chí về tổ chức sản xuất, phát triển nông nghiệp. Tập trung cho sản xuất, thay đổi tư duy nông dân, chương trình NTM mới thành công và bền vững. Thời gian tới, các huyện, xã cần tập trung chỉ đạo nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xác định các giống chủ lực có năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất phù hợp với từng địa phương; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, các xã trên địa bàn TP có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn và chăn nuôi thủy sản của gia đình anh Lê Ngọc Hoàng (thôn Cổ Châu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên) là một ví dụ điển hình, với diện tích gần 3ha, mỗi năm cho thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng. Anh Hoàng chia sẻ, từ khi được xã hỗ trợ thực hiện DĐĐT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất, thu nhập của gia đình anh được cải thiện, có thể xây dựng được nhà cửa khang trang. Hiện tại, anh dần chuyển đổi diện tích đất trồng nhãn sang trồng cam Canh để nâng cao hiệu quả. Mong muốn lớn nhất của anh Hoàng là được TP, huyện, xã quan tâm xử lý thủ tục quy hoạch đất nông nghiệp để yên tâm sản xuất.

Được chọn làm xã điểm trong xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) cũng chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân. Với hơn 100ha đất bãi sông Hồng, xã triển khai trồng thí điểm măng tây xanh trên diện tích 2ha của gia đình ông Lê Đức Trịnh, giá trị của sản phẩm này rất cao, cho thu nhập đạt gần 300 triệu đồng/năm. Chủ tịch UBND xã Lê Văn Ấm cho biết, ngoài trồng rau màu là lợi thế lớn, xã cũng mạnh dạn phát triển nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như cam đường Canh, quất ở 100ha đất bãi. Ngoài ra, xã còn phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản với diện tích hơn 57ha, chăn nuôi lợn quy mô hàng nghìn con trở lên. Nhờ phát triển các mô hình sản xuất nên thu nhập của nông dân trên địa bàn tăng lên đáng kể.

8 xã đăng ký về đích năm 2016 của huyện Chương Mỹ đều phát huy tốt thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Lê Thiết Cương không ngừng tấm tắc với các mô hình cây ăn quả, chăn nuôi trên địa bàn. Đơn cử như mô hình bưởi Diễn của gia đình ông Nguyễn Xuân Nam (thôn Yên Sơn, xã Đồng Lạc) với mức thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Ông Nam chia sẻ, chính quyền và nhân dân Đồng Lạc đã mạnh dạn thực hiện DĐĐT và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đây là những việc làm thiết thực, sát đời sống nhân dân và là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng NTM. Nhiều gia đình chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại, trồng cây ăn quả, nhờ vậy thu nhập được nâng cao.

Lắng nghe đánh giá của lãnh đạo các huyện, xã trên địa bàn TP cho thấy, các xã đăng ký về đích đã thẩm định đều có mức thu nhập bình quân đạt từ 31 triệu đồng trở lên, những thôn thực hiện chuyển đổi, phát triển sản xuất tốt thì mức thu nhập sẽ cao hơn bình quân chung từ 2 - 4 triệu. Có thể thấy, việc thực hiện thành công khâu DĐĐT, đầu tư phát triển nông nghiệp không chỉ giúp hoàn thành các tiêu chí NTM mà còn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Đào Cảnh/daibieunhandan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,105
  • Tổng lượt truy cập85,150,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây