Học tập đạo đức HCM

Phát triển bền vững rừng trồng – gắn kết người trồng với doanh nghiệp

Thứ năm - 05/11/2015 03:19
Ngày 3-11, phát biểu tại hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, dù kinh tế suy thoái, tốc độ phát triển nhiều mặt hàng nông sản suy giảm nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp vẫn tăng đều, từ 3,4% năm 2011 lên 7,03% năm 2014 và dự kiến tăng 7,5% năm 2015. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững là điều cần hướng tới, nhất là khi hội nhập sâu đòi hỏi cần chuyển đổi nhằm nâng chất mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị cạnh tranh ngành lâm nghiệp.

 

Bất cập hiện nay là chưa gắn kết được giữa trồng rừng nguyên liệu với khu vực chế biến gỗ nên vừa xuất khẩu ván dăm (một dạng xuất thô) giá trị thấp và phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu để doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ nội ngoại thất xuất khẩu. Thay vì trồng dày 4.000 cây/ha nhằm phát triển sinh khối tối đa trong 4 năm đầu để thu hoạch khiến gỗ nhỏ và làm ván dăm xuất khẩu, giá trị thấp nên chú ý đến việc phát triển giá trị thường niên của rừng.

Để giải quyết bất cập này, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Scansia Pacific cho biết, công ty đã ký hợp đồng với người trồng rừng 4 tỉnh miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị… Theo đó, năm thứ 4 chỉ tỉa thưa, sau đó nếu bị mưa bão, đường kính vẫn còn 13cm/cây, công ty sẽ tiêu thụ hết với giá thị trường. Và công ty cam kết bao tiêu hết, nếu gỗ có chứng chỉ rừng FSC sẽ mua cao hơn 25% so với gỗ chưa có FSC. Để giúp nông dân, từ năm thứ 5, hộ dân nào cần vốn, công ty cho vay 4 triệu đồng/ha/năm với lãi suất ngân hàng và giảm 2%. Tất cả số tiền đó chỉ trả khi bán gỗ cho công ty. Nông dân đã ký hợp đồng với gần 1.000ha và tỉnh Quảng Trị đã cam kết sẽ có thêm ít nhất 1.000ha được ký theo phương thức này vào năm 2016.

Theo ông Hà Công Tuấn, đây là mô hình đột phá, cần nhân rộng, giúp xã hội hóa việc trồng rừng và liên kết kết người trồng với doanh nghiệp. Qua đó, việc trồng rừng và chế biến gỗ sẽ phát triển bền vững.

Theo Công Phiên/thiennhien.net

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập609
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm608
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,116
  • Tổng lượt truy cập92,035,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây