Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở Bắc Ninh

Chủ nhật - 19/05/2013 21:07
Trong điều kiện diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động chuyển dịch nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các giống cây cho sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất...

Những kết quả bước đầu

Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía đông - bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có lợi thế về lưu thông sản phẩm với các thị trường lớn để phát triển nông nghiệp. Xác định được thế mạnh này, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp của tỉnh phát triển khá đồng bộ, phần lớn diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động, tạo tiền đề để triển khai các dự án, mô hình kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả.

 Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Ðến năm 2012, ngành trồng trọt chỉ còn 46,3% và chăn nuôi đã vươn lên chiếm 48,6% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỉnh có 2.679 trang trại, chiếm 11,4% tổng số trang trại toàn vùng đồng bằng sông Hồng, trong khi diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 5,5%. Chỉ tính riêng số trang trại có giá trị sản lượng hàng hóa đạt trung bình từ 500 triệu đến một tỷ đồng/năm trở lên có 311 trang trại.Ông Nguyễn Văn Thông, chủ trang trại ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, cho biết: Trước đây gia đình ông trồng lúa và buôn bán nhỏ nênchỉ đủ ăn, mấy năm trở lại đây nhờ đầu tư chăn nuôi cho nên kinh tế gia đình đã khá lên rất nhiều. Hiện, gia đình ông nuôi sáu nghìn con gà, mỗi ngày cung cấp ra thị trường gần năm nghìn quả trứng, trừ chi phí, mỗi năm còn lãi hơn 300 triệu đồng.

 Trên địa bàn tỉnh đang dần hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, trong đó 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh... Một số vùng đạt giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm như vùng rau Hòa Ðình (TP Bắc Ninh), vùng hoa, cây cảnh Phú Lâm (Tiên Du)... Riêng Hòa Ðình có hơn 1.200 hộ thì gần 1.000 hộ tham gia trồng rau. Qua khảo sát, các hộ sản xuất rau hàng hóa ở đây mỗi năm cho thu hoạch 8-10 lứa rau,thu nhập hơn 20 triệu đồng/sào/năm, gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ông Nguyễn Văn Dũng, một chủ trang trại ở đây cho biết, nhờ chuyển từ trồng rau ăn sang trồng rau giống trong nhà lưới, gia đình ông đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.

 Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Hàng loạt giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn như, PTE1, D.Ưu 6511, Nghi Hương 2308, Hương Cốm, Nếp 9603... đạt năng suất từ 75 đến 80 tạ/ha/vụ được đưa vào sản xuất.Ðồng thời sử dụng các vật liệu mới che phủ để chống cỏ dại, giữ ẩm đất, có thể tự phân hủy khi cây lớn; sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa... làm giá thể trồng cây bảo đảm vệ sinh, thoáng khí, giữ ẩm tốt; tự động hóa, cơ giới hóa trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản...

 Song song với sản xuất, hệ thống dịch vụ nông nghiệp cũng đạt những bước phát triển đáng kể cả về lượng lẫn chất. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ truyền thống như, thủy nông, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp... nay có thêm các dịch vụ cơ giới hóa như, làm đất, làm mạ, chăm sóc, thu hoạch... Chủ nhiệm HTX Mộ Ðạo (huyện Quế Võ) Nguyễn Văn Phiên cho biết: Hiện nay, HTX cung cấp tất cả các dịch vụ cơ giới nông nghiệp từ làm đất đến gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch để đáp ứng nhu cầu của người dân để họ vừa làm nông nghiệp vừa tranh thủ thời gian làm thêm nghề phụ.

 Tuy nhiên, nông nghiệp Bắc Ninh vẫn còn một số hạn chế như:Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn sạch, an toàn có quy mô chưa đáng kể; chưa hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất hàng hóa ở quy mô trang trại hiện chủ yếu mới tập trung trong lĩnh vực chăn nuôi. Các khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển mạnh. Do vậy, nhiều sản phẩm năng suất còn thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định,khả năng cạnh tranh yếu. Ngay cả các sản phẩm có lợi thế của Bắc Ninh như rau, quả, hoa, cây cảnh, thịt lợn, gia cầm... cũng chưa thật sự khẳng định ưu thế trên thị trường.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao

Ðến nay, tỉnh Bắc Ninh triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lai tạo và chọn lọc con giống, tạo ra giống vật nuôi đạt năng suất và chất lượng. Về thủy sản, các cơ sở giống của tỉnh đã ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ sử dụng hoóc-môn chuyển đổi giới tính trong sản xuất giống cá. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến. Ðồng chí Trần Văn Túy, Bí thư Tỉnh ủy cho biết:Hiện nay, Bắc Ninh đang tập trung phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững.

 Tỉnh đang tập trung triển khai nhiều đề án, mô hìnhphát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ nông dân xây dựng tám mô hình, đưa hiệu quả sản xuất rau, hoa đạt từ 150 triệu đến một tỷ đồng/ha/năm; đồng thời, triển khai dự án khu thực nghiệm nông nghiệp hiện đại, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ven đô thị theo hướng sinh thái.

 Ðể tăng năng suất và chất lượng cây lúa, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã khảo nghiệm, bổ sung hàng trăm giống lúa mới, lựa chọn được những giống lúa năng suất, chất lượng cao và ổn định. Bên cạnh đó, sở còn chuyển giao kỹ thuật xây dựng mô hình đưa các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất và chất lượng vượt trội như giống lạc TQ1, đậu tương DT99, giống cà chua BM199, khoai tây Diamant trên đất hai vụ lúa. Bước đầu, các hộ trồng cà chua giống mới tại huyện Yên Phong thu nhập đạt60 triệu đồng/ha/vụ.

 Việc dồn điền đổi thửa cũng được triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng tỷ lệ cơ giới hóa tronghai khâu làm đất và thu hoạchlúa đạt tới 80% diện tích, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

 Ðồng chí Nguyễn Tiến Nhường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 như: Phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học; tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa vào trồng trọt; nuôi cá thâm canh có năng suất, giá trị kinh tế cao. Tập trung thực hiện ứng dụng công nghệ vào các mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa cao cấp, một số loại củ, quả giống sạch bệnh; coi trọng công tác khảo nghiệm giống mới, giống có năng suất, chất lượng để nâng giá trị sản xuất ngành trồng trọt lên 140 triệu đồng/năm/ha đất canh tác vào năm 2015. Trong đó giá trị sản phẩm chất lượng cao phấn đấu đạt 160-180 triệu đồng/ha.

 


BÀI VÀ ẢNH: PHAN THÁI SƠN
Theo nhandan.org.vn

 


 Tags: diện tích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại1,003,560
  • Tổng lượt truy cập93,381,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây