Học tập đạo đức HCM

Quân khu 5 tham gia xây dựng nông thôn mới Cách làm sáng tạo, hiệu quả cao

Thứ hai - 09/03/2015 03:41
Phong trào "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới" đã và đang được các đơn vị của Quân khu 5 triển khai hiệu quả, mang lại niềm vui thoát nghèo bền vững cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm đầy tình thương và trách nhiệm ấy đã góp phần làm sinh động và sâu sắc thêm hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân.
Giúp dân thoát nghèo bền vững
Thiếu tướng Trần Quang Phương, Chính ủy Quân khu 5 khẳng định: “Chúng tôi mới sơ kết 2 năm thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các đơn vị trong quân khu đã triển khai xây dựng nông thôn mới. Trên thực tế, vấn đề này đạt hiệu quả thiết thực và bền vững, chấm dứt được tình trạng “Bộ đội đến phong trào lên, bộ đội đi phong trào xuống!”.
Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” do Bộ Quốc phòng phát động, Đảng ủy-Bộ tư lệnh Quân khu 5 xác định: Các tiểu đoàn đủ quân và đơn vị tương đương mỗi năm tham gia xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo ở địa bàn đóng quân. Căn cứ vào điều kiện và khả năng của mình, quân khu tập trung hỗ trợ các địa phương thực hiện 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bao gồm 5 nhóm nội dung: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; thực hiện chuyển dịch cơ cấu, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; phối hợp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn.
Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi tặng bò cho hộ nghèo.
Với chủ trương “xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân khu chủ động sử dụng lực lượng tại chỗ, tổ chức 172 đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận ở 67 xã, phường với gần 12.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia hàng vạn ngày công lao động làm chuồng trại, hỗ trợ vốn chăn nuôi; giúp các hộ nghèo hơn 200 con bò, 452 con heo, hàng nghìn con gia súc, gia cầm; hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi giống cây trồng được 27.000 cây keo, cây cà phê và cây mít cao sản.
Ngoài ra, các đơn vị còn sử dụng phương tiện kỹ thuật và công sức bộ đội giúp địa phương san lấp mặt bằng hơn 16.200m3 đất đá, đổ 150.070km đường bê tông nông thôn; nạo vét, củng cố, xây dựng 118.300km kênh mương nội đồng.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân khu đã giúp các địa phương với tổng trị giá hơn 14,5 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với mục tiêu “An dân, nắm dân, giành và giữ dân”. Đến nay, toàn quân khu đã có 30/37 đầu mối đơn vị giúp 517 hộ nghèo, có 367 hộ thoát nghèo (trong đó có 119 hộ hoàn vốn và làm ăn có lãi, 127 hộ thoát nghèo bền vững).
Nhiều cách làm hay, mô hình tiêu biểu
Thiếu tướng Tạ Nhân, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5 cho biết, các cơ quan, đơn vị thuộc Quân khu 5 đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, góp phần tăng cường xây dựng mối đoàn kết quân-dân, xây dựng trận địa lòng dân vững chắc; giúp địa phương ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh.
Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 xác định chung sức xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong thời bình, từ kết quả và kinh nghiệm đạt được sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai hiệu quả, nhân rộng những mô hình điểm và mở rộng địa bàn tham gia xây dựng nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn.
Các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền khảo sát nắm bắt nhu cầu cấp thiết của địa phương và xác định nội dung, biện pháp tổ chức hỗ trợ. Các đơn vị được giao khảo sát, nắm tình hình các hộ nghèo trên cơ sở căn cứ vào tiêu chí “hộ nghèo phải là hộ có người lao động chính, có tư liệu sản xuất (hoặc không có tư liệu sản xuất) nhưng vì không có vốn, không có năng lực và kinh nghiệm chuyển đổi cách làm ăn để thoát nghèo”. Những hộ được chọn phải có chí thoát nghèo, không ỷ lại, trông chờ. Đơn vị phối hợp chặt chẽ với hội nông dân tiến hành khảo sát toàn diện về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, tư liệu sản xuất, vận động gia đình chuyển đổi phương thức canh tác, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, tăng thu nhập.
Cán bộ, chiến sĩ Cục Kỹ thuật Quân khu 5 giúp nhân dân xã Quế Trung (tỉnh Quảng Nam) làm đường liên thôn.
Đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, để từng bước giúp nhân dân thay đổi nhận thức, tập tục canh tác, các đơn vị cử cán bộ, chiến sĩ đến tận các thôn nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bà con, trên cơ sở đó đề xuất với cấp ủy, chính quyền có biện pháp tháo gỡ, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ nguyên nhân của sự đói, nghèo, lạc hậu; tự giác từ bỏ dần các hủ tục mê tín dị đoan, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Từ kết quả và kinh nghiệm tham gia “xóa hộ đói, giảm hộ nghèo”, làm công tác dân vận ở các xã đặc biệt khó khăn, Quân khu 5 vận dụng chỉ đạo xây dựng 37 mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới trong 2 năm 2014-2015. Trong đó phải kể tới một số cách làm sáng tạo, mô hình tiêu biểu như: Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa giúp các xã Thành Sơn, Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn) và xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh) trồng 8000 cây chuối, hơn 10.000 cây mít nghệ cao sản, chăn nuôi gần 100 con bò… Bộ CHQS tỉnh Phú Yên giúp nhân dân xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu củng cố hệ thống truyền thanh công cộng, đầu tư xây dựng phòng khám, khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Sư đoàn 2 giúp đồng bào Tây Nguyên xây dựng trụ sở thôn, tiết kiệm gần 20 tấn gạo từ “hũ gạo vì người nghèo”. Cục Kỹ thuật đầu tư 5,9 tỷ đồng làm con đường thảm nhựa dài hơn 3km nối từ trục đường 611 Hương An đi Quế Trung, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) …
Chính cách làm sáng tạo và hiệu quả trong thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của Quân khu 5 đã tạo được niềm tin đối với lãnh đạo, chính quyền địa phương. Phát biểu tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của Quân khu 5, bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định: “Cách làm của các cơ quan, đơn vị Quân khu 5 rất đặc biệt, rất cụ thể và thiết thực”. Việc lồng ghép các chương trình, huy động nguồn lực kinh phí của trên cấp và của địa phương với việc kết hợp lực lượng quân đội tham gia nhiệt tình, tạo thành phong trào lớn, được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Đây là cách làm sáng tạo, khoa học, khi biết phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung tay, góp sức.
Có thể nói, phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” đã và đang được các cơ quan, đơn vị thuộc Quân khu 5 triển khai một cách hiệu quả, góp phần mang lại niềm vui thoát nghèo bền vững cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tình thương và trách nhiệm ấy đã góp phần làm sinh động và sâu sắc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Bài và ảnh: PHAN TIẾN DŨNG
nguồn: qdnd.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay104,978
  • Tháng hiện tại841,088
  • Tổng lượt truy cập93,218,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây