Học tập đạo đức HCM

Quyết tâm giúp người dân thoát nghèo của Chính phủ

Thứ bảy - 13/08/2016 12:01
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phân bổ bổ sung vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016. Theo đó, số vốn phân bổ lên tới 73.300 triệu đồng kinh phí sự nghiệp năm 2016. Đây cũng là động thái thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc giúp người dân thoát nghèo.

73.300 triệu đồng này sẽ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2016 và được phân bổ như sau: 59.000 triệu đồng được phân bổ cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện các dự án: Chương trình 30a, Hỗ trợ phát triển sản xuất, Nhân rộng mô hình giảm nghèo, Truyền thông và giảm nghèo về thông tin, Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Số vốn 14.300 triệu đồng còn lại được phân bổ cho các địa phương để thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, việc quản lý và sử dụng số kinh phí trên bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; thông báo cụ thể số kinh phí bổ sung cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương để triển khai thực hiện.

Quyet tam giup nguoi dan thoat ngheo cua Chinh phu - Anh 1

Chính phủ đang thực hiện quyết tâm giúp người dân thoát nghèo bằng những hành động thiết thực. Ảnh minh họa

Số vốn 73.300 triệu đồng nói trên nằm trong Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 gồm hai chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với tổng mức vốn 239.316,6 tỷ đồng. Cụ thể, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước (NSNN) tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng mức vốn thực hiện từ NSNN tối thiểu là 46.161 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 41.449 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 4.712 tỷ đồng.

Như vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, thời gian thực hiện tính từ ngày 1-1-2016 của cả nước sẽ có nhiều thay đổi với khái niệm mới: “Chuẩn nghèo đa chiều”. Nếu như trước đây chuẩn nghèo chỉ được tính theo thu nhập thì với chuẩn đa chiều mới người nghèo còn có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về sức khỏe, học tập cũng như các thông tin…

Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đã về đích trước hai năm so với cam kết quốc tế, là 1 trong 6 quốc gia thực hiện sớm nhất Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo. Giai đoạn 2006-2010, chuẩn nghèo của Việt Nam quy định, đối với vùng nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng, thành thị là 260.000 đồng/người/tháng. Đến giai đoạn 2011-2015, ở vùng nông thôn chuẩn nghèo nâng lên là 400.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 500.000 đồng/người/tháng. Đặc biệt từ năm 2016, theo tính toán bước đầu, với chuẩn nghèo đa chiều, trong đó tiêu chí thu nhập là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%, cận nghèo khoảng 6% và dự kiến ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, cận nghèo năm 2016 tăng khoảng 15.000 tỷ đồng so với năm 2015.

Tại hội thảo: “Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” tổ chức vào cuối tháng 11-2015 tại Hải Phòng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Ngô Trường Thi trình bày: “Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu cụ thể góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Kinh phí thực hiện chương trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tối thiểu là 46.161 tỷ đồng.

Với quyết định phân bổ bổ sung vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016 cho thấy cam kết giúp người dân xóa đói giảm nghèo của Chính phủ tới người dân đang được cụ thể hóa bằng những hành động thực tiễn.

Nhìn nhận lại công cuộc xóa đói giảm nghèo thời gian qua cho thấy Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2011 xuống còn dưới 4,5% năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn khoảng 28%. Trong 20 năm qua, khoảng 30 triệu người thoát nghèo. Đây là một thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới, được toàn xã hội và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp xác định hộ nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, trong đó quy định chuẩn nghèo bao gồm cả tiêu chí thu nhập và các tiêu chí về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin, nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Gia Bảo
theo 
PL&XH

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại924,571
  • Tổng lượt truy cập92,098,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây