Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nhỏ lẻ, bao giờ nông dân mới giàu?

Thứ hai - 20/03/2017 20:43
Ngày 20.3, đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy, Hội ND tỉnh Kiên Giang về công tác hội và phong trào ND tỉnh.

Cần có nghị định riêng cho HTX nông nghiệp

Bà Nguyễn Thị Kim Liên – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2016, các cấp Hội ND trong tỉnh phối hợp dạy nghề ngắn hạn cho gần 9.300 lượt hội viên, ND; trong đó Hội trực tiếp mở 28 lớp; giúp hội viên, ND mua trên 30 tấn phân bón, phục vụ sản xuất nông nghiệp, và hợp đồng bao tiêu trên 300 tấn lúa. Toàn tỉnh có hơn 88.900 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, kết quả bình xét đạt hơn 44.800 hộ…

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Lại Xuân Môn đề nghị các đại biểu cho ý kiến về việc khi nông dân nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước thì phải có chính sách, giải pháp để bà con sống được, thậm chí vươn lên khá, giàu với nghề trồng lúa. Hội NDVN phải làm gì để đảm đương được việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ND?

 san xuat nho le, bao gio nong dan moi giau? hinh anh 1

  Chủ tịch Lại Xuân Môn (phải) đến thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Công ty cổ phần Trung Sơn (Kiên Giang).  ảnh: C.L

Theo ông Nguyễn Xuân Niệm – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, khoa học công nghệ có nhiệm vụ hỗ trợ ND có ý tưởng nghiên cứu, phát triển mô hình. Trong rất nhiều hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, chúng ta cần chọn ra mô hình và Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, nhân rộng mô hình…

Còn ông Trần Thanh Dũng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang bày tỏ, hiện tỉnh có 290 HTX, trong đó khoảng 230 HTX nông nghiệp. Liên minh HTX đã phối hợp Hội ND thành lập trên 20 HTX. Cơ chế, chính sách rất nhiều nhưng đến với dân rất khó. “Nghị định 55 ra đời, đến nay trong tỉnh chưa có HTX nào tiếp cận được nguồn vốn… Tôi đề nghị Hội NDVN kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định riêng cho HTX nông nghiệp. Nếu có nghị định riêng mới hỗ trợ tốt cho ND phát triển sản xuất thông qua HTX…”-ông Dũng đề đạt.

Quan tâm Quỹ Hỗ trợ nông dân

Năm 2016, Hội ND tỉnh Kiên Giang đã phát triển được hơn 16.800 hội viên, tổng số hội viên toàn tỉnh là hơn 182.100, chiếm hơn 73% số hộ nông nghiệp; vận động Quỹ Hỗ trợ ND đạt gần 1,7 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ đến nay đạt hơn 27 tỷ đồng…

 

 

Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng, Kiên Giang còn đến 2/3 số ND chưa tiếp cận được các nguồn vốn, vì vậy đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đến Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tỉnh ủy lãnh đạo, UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành phối hợp tốt với Hội ND tỉnh trong việc thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ... “Tôi đề nghị các sở, ngành Kiên Giang cần tăng cường hơn nữa sự liên kết với tổ chức Hội ND để giúp ND. Trong xây dựng mô hình cần phải xác định, nếu cứ sản xuất nhỏ lẻ, ND làm sao giàu được…”-Chủ tịch Lại Xuân Môn quả quyết.

Trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Lại Xuân Môn cảm ơn sự quan tâm của tỉnh đối với giai cấp ND trong thời gian qua. “Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Tới đây T.Ư Hội NDVN rất mong Bí thư Tỉnh ủy quan tâm, lãnh đạo trong việc thực hiện Kết luận 61 và Quyết định 673, nhất là ở nội dung về Quỹ Hỗ trợ nông dân và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ ND” – Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ, thế mạnh, tiềm năng về nông nghiệp của địa phương rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc trong đổi mới sản xuất, nuôi trồng và tiêu thụ nông sản nên đời sống của ND còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong quá trình phát triển của tỉnh, nông nghiệp đóng góp rất lớn, trong đó vai trò của Hội ND rất quan trọng. Sắp tới, cấp ủy, chính quyền của tỉnh sẽ tích cực phối hợp với Hội ND. “Cuối tháng 3 này tôi sẽ có chương trình làm việc với Hội ND tỉnh để nghe, nắm bắt tình hình công tác hội và phong trào nông dân, cái gì vướng mắc, khó khăn thì tập trung tháo gỡ…” - ông Nghị cho hay. /.

Theo: Chúc Ly/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay50,850
  • Tháng hiện tại244,535
  • Tổng lượt truy cập87,599,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây