Học tập đạo đức HCM

Tâm sự Quảng Bình

Chủ nhật - 19/03/2017 20:23
Quảng Bình là một trong những tỉnh nằm giữa khúc ruột miền Trung gánh hai đầu đất nước. Thời tiết ở Quảng Bình bốn mùa khắc nghiệt, hàng năm phải gánh chịu từ 3-5 cơn bão. Mỗi lần bão vào, mọi cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mùa màng đều bị thiệt hại nặng nề. Trong khó khăn hoạn nạn ấy, người dân xứ Quảng lại càng gắn bó thủy chung, cùng nhau đoàn kết bên Đảng, chính quyền để vượt lên tất cả, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, lấy lại niềm tin trong nhân dân, trong nội bộ Đảng, tiếp tục ổn định, phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài (trái) trao đổi với tác giả bài viết.

Lòng dân sau sự cố môi trường biển

Nhân chuyến công tác miền Trung, phóng viên báo Kinh tế nông thôn có cuộc tiếp xúc, trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài về thực hiện chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là việc ổn định tình hình sau sự cố môi trường biển; giải pháp tiết kiệm chi tiêu ngân sách; giảm bớt hội họp, dành thời gian xuống dân, xuống doanh nghiệp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, của doanh nghiệp…

Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài trầm tư tâm sự: Sau chủ trương của Trung ương, Quảng Bình đã tập trung toàn lực xuống những vùng bị thiệt hại do sự cố môi trường nhằm động viên nhân dân, kịp thời nắm bắt, phân nhóm thiệt hại, sau đó họp dân, niêm yết để dân đóng góp ý kiến, khi hoàn chỉnh được công khai minh bạch, rõ ràng, lúc đó mới thực hiện công tác đền bù đúng đối tượng nên hạn chế đến mức thấp nhất về thắc mắc, khiếu kiện.

Cũng theo ông Hoài, bước đầu thực hiện chưa có kinh nghiệm nên phần nào còn lúng túng, vướng mắc, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh nên bộ phận chi trả càng làm càng có kinh nghiệm, công tác chi trả nhanh gọn, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng.

Quảng Bình hiện có 7 huyện, 62 xã thuộc vùng biển bị thiệt hại, mức đền bù trước mắt được Trung ương phê duyệt là 2.535 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã chi trả được 2 đợt, tổng cộng 1.790/2.535 tỷ đồng. Ngư dân rất phấn khởi trước sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của Nhà nước, đa số bà con đều yên tâm, tiếp tục vươn khơi bám biển, ổn định cuộc sống.

Giảm họp, tiết kiệm tài chính

Nói về vấn đề tiết kiệm, Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài cho rằng: Quảng Bình là tỉnh nghèo, còn  nhiều khó khăn, thiếu thốn nên việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách luôn được đặt lên hàng đầu. “Theo đó, chủ trương của Trung ương khoán xe công theo quỹ lương, tôi hoàn toàn đồng tình, bởi xe công còn tồn tại thì ngân sách còn bội chi rất nhiều. Nếu khoán gọn trong lương, sẽ tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng/năm ở mỗi tỉnh, thành phố”, ông Hoài nhận định.

Việc hội, họp cũng phải tiết kiệm về thời gian, giờ giấc. Chủ trương của tỉnh Quảng Bình là giảm bớt những cuộc hội, họp nội dung không cần thiết bởi trình độ dân trí ngày càng cao nên sử dụng phương tiện thông tin như trực tuyến… sẽ giảm được nhiều cuộc họp. Còn đối với các cuộc hội, họp quan trọng khác, không nói dài, phát biểu phải trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề, chất lượng, tiết kiệm thời gian để cán bộ xuống thực tế cơ sở, địa phương, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, nhằm giúp dân tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trước mắt, lâu dài, đồng thời củng cố lòng tin giữa Đảng với dân. Thực hiện được như vậy Quảng Bình mới có được như hôm nay.

Trở lại câu chuyện khoán xe công theo lương, ông Hoài nói: “Cần phải sớm loại bỏ xe công để khoán gọn trong bảng lương cho tất cả những đối tượng được sử dụng xe công từ Trung ương xuống địa phương, làm được điều đó sẽ tiết kiệm cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng”. Cũng theo ông Hoài, các nước châu Âu và các nước trong khu vực như Thái Lan đã thực hiện phương án này lâu rồi và rất hiệu quả.

Trước lúc chia tay, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình mong muốn, Trung ương quan tâm giúp đỡ hơn nữa 4 tỉnh nằm trong khu vực bị thiệt hại nặng nề về môi trường biển trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình phòng chống thiên tai lũ lụt, đê biển, kè chắn sóng, hồ đập thủy lợi… nhằm giúp các tỉnh bảo đảm an toàn về người và tài sản khi mùa mưa bão tới.

Theo: Anh Bình/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay97,819
  • Tháng hiện tại833,929
  • Tổng lượt truy cập93,211,593
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây