Học tập đạo đức HCM

Sau 3 năm xây dựng NTM (Bài 7): Đường lớn đã mở...

Thứ hai - 12/05/2014 03:40
Chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), người dân khu vực nông thôn đã bắt đầu được hưởng lợi từ những công trình hạ tầng công cộng, do chính họ cùng đóng góp xây dựng nên.
Tỉnh quyết tâm...

Để có được kết quả trên, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo và hiệu quả. Có thể kể đến một số tỉnh như Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh…, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, song lãnh đạo các tỉnh này đã rất nhanh nhạy, chủ động trong việc hỗ trợ xi măng cho người dân để làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi...

Người dân xóm 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, làm đường giao thông nông thôn.
Người dân xóm 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, làm đường giao thông nông thôn.

Ông Chẩu Văn Lâm – Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: Theo kế hoạch, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh sẽ cứng hóa mới 2.184km đường nông thôn, song đến hết năm 2013, tỉnh đã làm được 1.800km (đạt 84% kế hoạch), trong đó có 73 xã, thị trấn vượt kế hoạch được giao. “Trong năm 2014, Tuyên Quang phấn đấu làm mới khoảng 440km, nếu kế hoạch này hoàn thành sẽ nâng tổng số đường nông thôn được cứng hóa lên 2.240km (đạt 106%), vượt kế hoạch 5 năm trước 1 năm” – ông Lâm cho hay.

Để hoàn thành 1.800km đường giao thông trong thời gian ngắn như vậy, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành chính sách hỗ trợ toàn bộ xi măng, ống cống cho tất cả các địa phương đăng ký làm đường giao thông, còn người dân sẽ đóng góp cát, sỏi, ngày công. 

Cơ chế “mở” là thế, song tỉnh cũng quy định rất rõ ràng: Để được cấp xi măng, các địa phương phải tự vận động người dân hiến đất, công trình, cây cối để giải phóng mặt bằng theo tiêu chí NTM; khi có mặt bằng rồi, cần bao nhiêu xi măng tỉnh sẽ cấp bấy nhiêu. 

Vì vậy, dù là một tỉnh miền núi, song đến nay Tuyên Quang đã có nhiều xã bê tông hóa khép kín hầu hết các tuyến đường như: Mỹ Bằng, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn); Tràng Đà, An Khang, An Tường (TP.Tuyên Quang); Tân Trào, Đại Phú (huyện Sơn Dương); Kim Bình (huyện Chiêm Hóa)…

Chúng tôi về xã Mỹ Bằng, được đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ, rộng rãi mà cách đây vài năm còn lởm chởm đất đá, ổ voi, ổ trâu, càng thấy rõ hơn hiệu quả mà chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mang lại. Ông Bùi Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Mỹ Bằng kể, năm 2011, xã có 123/134km đường liên thôn, xóm, nội đồng là đường đất, đi lại gập ghềnh, nhưng đến cuối năm 2013, xã đã làm mới được 116km. 

“Xã có 3.100 hộ ở 25 thôn, thu nhập chính đều dựa vào nông nghiệp nên khi triển khai làm đường NTM, chúng tôi khuyến khích những hộ có điều kiện nộp trước và tùy tâm ủng hộ, còn hộ khó khăn có thể nộp sau, nộp thành nhiều lần. Khi dân nộp được khoảng 1/3 dự toán thì khởi công, làm đến đâu xong đến đó để đảm bảo nhân dân đi lại thuận lợi. Trong năm nay, chúng tôi phấn đấu hoàn thành nốt vài km còn lại".

Tương tự, Hà Nam cũng là tỉnh nghèo với nhiều xã thuần nông, song với cơ chế hỗ trợ xi măng cho người dân làm đường nông thôn, tỉnh này đã và đang có những bước đột phá trong xây dựng NTM. Theo đó, tỉnh đã bê tông hóa 580/613km (đạt 94,5%), với tổng kinh phí gần 406 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ xi măng trị giá gần 118 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 282 tỷ đồng, còn lại do các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ.

Chia sẻ với NTNN, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam cho biết: “Hà Nam thuộc vùng chiêm trũng, đường sá hễ mưa là ngập úng, trời nắng thì bụi mù nên tỉnh xác định cần phải làm sớm tiêu chí giao thông. Khi giao thông phát triển sẽ kéo theo nhiều tiêu chí khác phát triển theo. Người dân nuôi được con lợn, con gà, nếu có đường sá thuận tiện thì tiêu thụ cũng dễ dàng và giá bán cũng cao hơn”.

Niềm vui của dân

Nhiều cơ chế tốt

Ông Tăng Minh Lộc - Chánh Văn phòng điều phối T.Ư Chương trình mục tiêu xây dựng NTM cho biết: Trong xây dựng giao thông nông thôn, nhiều tỉnh đã áp dụng chính sách hỗ trợ xi măng, cống, còn cộng đồng dân cư hiến đất, góp tiền, công lao động… 

Mô hình này nhìn chung đều rất tiết kiệm và có độ bền cao. Ngoài ra, cũng có nhiều địa phương áp dụng tốt cơ chế PPP, tức Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho công trình đầu mối, doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền đầu tư và được thu phí. Theo thống kê, đến nay đã có 11% số xã đạt tiêu chí giao thông (tăng 3% so với năm 2012); 31,2% số xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi…”. 

Thiên Hương (ghi)

Còn nhớ, năm 2010 khi chúng tôi về xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân) để viết bài “Cá kho tộ làng Vũ Đại”, đường làng, ngõ xóm nơi đây đi lại rất khó khăn, đa số là đường đất, nhỏ hẹp. Khi đó tôi vô tình chứng kiến một cảnh tượng “cười ra nước mắt”, đó là 2 xe ô tô con gặp nhau giữa làng, nhưng do đường vừa hẹp, vừa cong nên sau gần 1 giờ lùi, tiến, 2 xe mới tránh nhau được”. 

“Bây giờ chúng tôi không phải lo cảnh “hai con dê húc nhau nữa”, đường làng đã được mở rộng đến 3 – 4m, chưa kể vỉa hè nên khi gặp nhau, 2 xe có thể tránh nhau thoải mái” – nông dân Nguyễn Văn Thành, thôn Nhân Hậu khoe.

Nổi tiếng là tỉnh nghèo khu vực Bắc miền Trung, năm nào cũng phải xin gạo hỗ trợ cứu đói, song tỉnh Thanh Hóa lại có một cơ chế rất “thoáng” nhằm “kích cầu” các địa phương trong việc xây dựng các công trình như trụ sở UBND xã, trung tâm văn hóa, sân thể thao, trường học… Trong đó, các huyện như Hà Trung, Nông Cống, Hoằng Hóa… triển khai khá tốt cơ chế này. 

Ông Dương Văn Giang – Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết: Triển khai xây dựng NTM, huyện đã ban hành nghị quyết, cơ chế hỗ trợ cho các xã. Cụ thể là đối với các xã xây mới trụ sở UBND, trung tâm văn hóa, thể thao sẽ được hỗ trợ 3,5 tỷ đồng; trạm y tế 1,7 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp thì được hỗ trợ 400 triệu đồng và khuyến khích 300 triệu đồng cho xã hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia; xã đạt chuẩn về y tế cũng hỗ trợ 100 triệu đồng; làng xây mới nhà văn hóa, thể thao được hỗ trợ 100 triệu đồng…

Từ ngày có nhà văn hóa, khu thể thao mới khang trang, người dân xã Hà Vân (huyện Hà Trung) vô cùng phấn khởi. 

Gặp chúng tôi, chị Ngô Thị Trang ở xóm Vân Trụ khoe: “Ngày trước nơi sinh hoạt của xóm chỉ là ngôi nhà nhỏ, nhiều khi đi họp chẳng có chỗ mà ngồi, giờ có nhà đẹp, đầy đủ bàn ghế nên mọi người đi họp, bàn công việc chung cũng hăng hái hơn hẳn. Mừng hơn nữa là có nơi cho bọn trẻ vui chơi, vừa được tham gia các môn thể thao lành mạnh, vừa rèn luyện sức khỏe…”.
Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập740
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,957
  • Tổng lượt truy cập93,132,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây