Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn sau 3 năm xây dựng nông thôn mới: Ngăn chặn bệnh thành tích

Thứ hai - 12/05/2014 21:35
Bên cạnh những thành quả đạt được trong 3 năm qua, chương trình vẫn còn không ít hạn chế, cách làm ở nhiều địa phương còn máy móc, chạy theo thành tích, dẫn đến huy động quá sức dân…
Bên cạnh những thành quả đạt được trong 3 năm qua, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Hồ Xuân Hùng- nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cố vấn Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cho rằng, chương trình vẫn còn không ít hạn chế, cách làm ở nhiều địa phương còn máy móc, chạy theo thành tích, dẫn đến huy động quá sức dân… 

Có ý kiến đánh giá rằng, Chương trình xây dựng NTM chính là “linh hồn” của Nghị quyết Tam nông, ông nghĩ sao về điều này? 

Người dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã tự nguyện đóng góp làm mương tiêu thủy lợi hiện đại.
Người dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã tự nguyện đóng góp làm mương tiêu thủy lợi hiện đại.

- Trước hết phải nói rằng, đây là chương trình “cột sống” trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nếu thực hiện thành công sẽ tạo được “thế” để hoàn thiện nghị quyết này. Nó rất phù hợp với người dân nông thôn, với cả cư dân thành thị và kiều bào ở nước ngoài, vì cả thành thị và kiều bào đều có người thân ở nông thôn. 

Thực tế cho thấy, nhờ có sự vào cuộc rất nhanh của cả hệ thống chính trị, từ T.Ư, Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân... nên chỉ sau 3 năm thực hiện, bộ mặt nông thôn, nhất là hạ tầng nông thôn có thay đổi rất lớn. Hộ nghèo giảm nhanh, bình quân cả nước chỉ còn 12,6%, tức là mỗi năm giảm 2%, riêng các xã đặc biệt khó khăn còn giảm được 5%/năm. 

Qua triển khai xây dựng NTM, tình đoàn kết trong làng xã cũng được nâng lên. Đáng chú ý là tham gia xây dựng NTM, đội ngũ cán bộ cơ sở đã được nâng cao trình độ, tiếp xúc với dân nhiều hơn, từ đó dân tin vào cán bộ, tin vào Đảng hơn; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường vững chắc. Có thể khẳng định rằng, Chương trình xây dựng NTM chính là “linh hồn” của Nghị quyết Tam nông, tuy mới triển khai trong thời gian ngắn song đã góp phần tạo ra luồng sinh khí mới, một đời sống mới và những con người mới ở nông thôn. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chương trình xây dựng NTM vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì để chương trình đi vào thực chất, chứ không chỉ là phong trào mang tính hình thức?

- Theo tôi, tiến độ triển khai chương trình vẫn còn chậm, không đạt như mong muốn, còn tới 18% số xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân cả nước chỉ đạt 8 tiêu chí/xã là chậm rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Mặc dù phong trào lan tỏa mạnh, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện xu hướng chạy theo thành tích, điều này cần được ngăn chặn sớm. Khi tôi tiếp xúc ở một số địa phương, nhiều lãnh đạo còn có ý định hạ thấp tiêu chí thu nhập, giảm nghèo vì khó quá. Đúng là khó thật, vì vùng đó đời sống nhân dân còn vất vả quá, nhưng chúng ta không thể muốn đạt tiêu chí bằng mọi giá. 

Ngoài ra, cách tổ chức thực hiện ở nhiều nơi cũng còn máy móc, huy động vốn quá cao so với sức dân. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng NTM, nhiều địa phương thực hiện rất tốt dồn điền đổi thửa để tổ chức quy hoạch lại sản xuất, nhưng cũng có nhiều nơi cán bộ lợi dụng chủ trương này để tư lợi cá nhân, hoặc giành đất tốt cho cán bộ, chỗ xấu cho người neo đơn…, gây bức xúc trong nhân dân. Rất may là chúng ta đã phát hiện và điều chỉnh kịp thời. 

Ngoài ra, vấn đề dân chủ cơ sở đến nay cũng chưa thể chế được, dẫn đến một số nơi chưa coi trọng tinh thần làm chủ của người dân. Có nhiều việc xã, dân làm được mà vẫn thuê doanh nghiệp, khiến chi phí xây dựng tăng lên...

Chương trình xây dựng NTM có rất nhiều tiêu chí, song mục tiêu chính vẫn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, có vẻ “mảng” này chúng ta làm chưa được tốt?

- Tôi nghĩ, giai đoạn tới nhất định phải tập trung cao vào tổ chức lại sản xuất, trong đó quan trọng nhất là phải tổ chức tốt cả đầu vào, đầu ra nông sản. Hiện mọi thứ bà con vẫn phải tự làm, tự lo, khâu trung gian cũng quá nhiều; giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào thì liên tục tăng cao… Do đó, khi tổ chức lại sản xuất, cần mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh cơ giới hóa, song cũng phải bắt nhịp thị trường chứ không chỉ sản xuất theo tâm lý đám đông.

Việc tổ chức cánh đồng mẫu lớn, dồn điền đổi thửa chỉ là một giải pháp, muốn tích tụ được ruộng đất, về lâu dài chúng ta phải có chính sách cởi mở hơn để những người có tiền đầu tư được vào ruộng, còn người có ít ruộng có thể làm thuê trên chính mảnh đất của mình mà vẫn có thu nhập cao. Đây cũng sẽ là giải pháp hiệu quả để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, mà huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đang làm rất tốt điều này. 

"Qua triển khai xây dựng NTM, tình đoàn kết trong làng xã cũng được nâng lên, đặc biệt là thông qua việc phát động các phong trào thi đua, chương trình đã tạo được tinh thần mới, khí thế mới trong nông thôn, ai cũng đều thấy có trách nhiệm với quê hương mình hơn”. 

Ông Hồ Xuân Hùng

Ngoài ra, về đời sống tinh thần của cư dân nông thôn, trong xây dựng NTM chúng ta có quan tâm nhưng chủ yếu là văn nghệ, thể thao. Thực tế cho thấy đời sống tinh thần của người dân nông thôn đang mỗi nơi mỗi kiểu, do đó cần tập trung xây dựng cốt cách con người Việt Nam, tăng cường tình làng nghĩa xóm. Theo tôi, văn hóa trong NTM không chỉ là hát xướng mà phải xây dựng tình làng nghĩa xóm, nhân cách con người.

Là người đã đi nhiều nước, ông có thể chia sẻ một số bài học xây dựng NTM của các nước? 

- Các nước cũng phải mất nhiều năm để xây dựng nông thôn, Việt Nam cũng mất 40 năm tính từ khi đất nước thống nhất hoàn toàn, nhưng xây dựng nông thôn vẫn theo kiểu chắp vá, và bây giờ mới có chương trình xây dựng NTM mang tính tổng thể, bài bản. Đi tham quan nhiều nước, tôi nhận thấy họ đều có mục tiêu giống nhau là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, nhưng họ tập trung cao cho xây dựng môi trường sinh thái. Ví dụ ở Nhật Bản, nông thôn gần như không có nhà cao tầng, nhưng ở ta thì muôn hình muôn vẻ, từ nhà liền kề, nhà ống, nhà cao tầng, biệt thự…, nghĩa là không giữ được bộ mặt đặc trưng của nông thôn. 

Vấn đề nữa là các nước sẵn sàng đầu tư điều kiện dịch vụ y tế, giáo dục… không khác gì thành phố, như vùng lãnh thổ Đài Loan, hay Mỹ, không khí ở nông thôn rất vui vẻ, đầm ấm và quyết rũ nên nhiều người dù đi làm xa nhưng vẫn về sinh sống ở quê. 

Xin cảm ơn ông!
 

7 hạn chế chính


Theo Văn phòng điều phối Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, sau 3 năm triển khai chương trình này vẫn còn 7 hạn chế chính, đó là:


1. Một bộ phận cán bộ, lãnh đạo địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và nội dung của xây dựng NTM. Một số địa phương, cán bộ, lãnh đạo còn có biểu hiện chạy theo thành tích trong xét công nhận đạt tiêu chí và xã đạt chuẩn NTM.


2. Quy hoạch và kiến trúc nông thôn chưa được chú ý đúng mức; chưa gắn với “quy hoạch đô thị”, nặng về sao chép, thiếu quy chế quản lý, xây dựng tự phát làm mất vẻ đẹp văn hóa làng, xã, thôn, bản.


3. Hạ tầng vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long còn lạc hậu, chậm được cải thiện.


4. Sản xuất phổ biến vẫn là sản xuất nông nghiệp truyền thống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn hạn chế; sản xuất hàng hóa chưa bền vững, hiệu quả thấp; một số nơi nông dân trả ruộng hoặc bỏ ruộng.


5. Trình độ lao động nông nghiệp còn thấp; chất lượng đào tạo nghề cho nông dân còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên bình quân chỉ khoảng không dưới 15%.


6. Ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục và có xu hướng tăng.


7. Nguồn lực cho xây dựng NTM chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Dự kiến đến 2015 chỉ đạt khoảng 12% xã NTM nếu không bổ sung mạnh mẽ thêm nguồn lực.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay21,997
  • Tháng hiện tại215,090
  • Tổng lượt truy cập92,592,754
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây