Học tập đạo đức HCM

Sau học nghề, tự tin làm “kỹ sư”, “bác sĩ” tại gia

Thứ hai - 17/07/2017 00:11
Học nghề vừa giúp nông dân có việc làm, vừa nâng cao năng xuất lao động, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Sau học nghề, nhiều nông dân đã trở thành những “kỹ sư” chăn nuôi, “bác sĩ” thú y ngay tại trang trại của mình.

Làm giàu sau học nghề

Tại xã Đông Hợp (Đông Hưng, Thái Bình), hàng chục nông dân đã học nghề chăn nuôi. Chị Trần Thị Tuyến – học viên của lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi thú y cho biết: “Gia đình tôi chăn nuôi hơn 20 năm qua, nhưng chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao”. Lần đầu tiên được tham gia lớp học, chị Tuyến khẳng định những kiến thức rất thiết thực cho người chăn nuôi, gần gũi với thực tiễn chăn nuôi hàng ngày tại gia đình.

 sau hoc nghe, tu tin lam “ky su”, “bac si” tai gia hinh anh 1

Một mô hình dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi thú y của Trung tâm Dạy nghề Hội ND Thái Bình. Ảnh: Thuỳ Anh

Là một trong những học viên làm giàu nhờ được Trung tâm Dạy nghề Hội ND tỉnh Thái Bình dạy nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Phạm Văn Dương (Đông Hợp, Đông Hưng) đang sở hữu trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản cả trăm. 

“Gia đình tôi chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn từ nhiều năm nay. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tham gia các lớp tập huấn giúp tôi có kiến thức để chủ động trong phòng chống dịch bệnh, phát hiện và điều trị các loại bệnh thường gặp ở đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra” – anh Dương nói.  Giờ đây, mỗi năm trang trại thu về gần 200 triệu đồng.

Chăn nuôi thú y thành nghề trọng điểm

Ông Hà Văn Thịnh - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề nông dân tỉnh Thái Bình cho biết: Đội ngũ giáo viên của trung tâm là các kỹ sư chăn nuôi, bác sĩ thú y, trưởng ban chăn nuôi các xã có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy. Ngoài ra, quá trình hoạt động trung tâm kết hợp với hội nông dân các huyện, thị trấn tổ chức tuyển sinh. 

Trong 6 năm (từ 2010 tới 2016) Hội ND tỉnh Thái Bình đã phối hợp và trực tiếp tổ chức được 1.157 lớp dạy nghề may công nghiệp, mây tre đan, chăn nuôi, thú y, trồng cây lương thực… cho 40.495 lượt hội viên. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề nông dân tổ chức 101 lớp cho 3.535 hội viên.

Ông Nguyễn Thọ Đức – nguyên Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Vũ Thư chia sẻ: “Với phương châm “học đi đôi với hành”, chúng tôi luôn cố gắng truyền tải những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về chăn nuôi, thú y cho người dân. Trong quá trình học luôn chú trọng khâu thực hành. Học được điều gì là bà con mang về nhà thực hành ngay rồi báo cáo kết quả, trao đổi lại với chúng tôi. Một số bác cho biết, có kiến thức, gia đình đã đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi”.

Ông Đức cũng cho biết, để các lớp dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi thú y có hiệu quả, các giảng viên thường lấy cả các mô hình chăn nuôi hiệu quả và không hiệu quả trong thực tế để so sánh. Kết quả, các chương trình dạy nghề của trung tâm mang lại hiệu quả nên được nông dân ưa thích, ham học.

Theo: Thùy Anh/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,261
  • Tổng lượt truy cập85,139,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây