Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở xã Phú Lâm: Thành công nhờ làm tốt công tác tuyên truyền

Thứ hai - 17/07/2017 10:09
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Phú Lâm (Tiên Du - Bắc Ninh) cho biết, xã có 5 thôn với 5.247 hộ, 17.000 nhân khẩu. Với xuất phát điểm là xã văn hóa nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Phú Lâm có những thuận lợi nhất định như hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả; chính quyền cấp trên và ngành chức năng quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, người dân đồng tình ủng hộ. Nhờ đó, năm 2016, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, Phú Lâm luôn coi trọng công tác tuyên truyền theo hình thức lồng ghép các hội nghị họp đại diện hộ gia đình triển khai công việc ở địa bàn dân cư và thông qua các cuộc họp của các đoàn thể. Cụ thể, năm 2011, xã tổ chức được 9 buổi với 2.116 người tham dự, năm 2012 tổ chức được 7 buổi với 1.956 người tham dự và năm 2013 tổ chức được 5 buổi với 1.724 người tham dự. Đồng thời, xã cũng thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh.

“Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên ý thức của người dân trong xã được nâng lên, người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể. Nhờ có sự dân chủ bàn bạc, tham gia góp ý kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân nên khi công bố quy hoạch cũng như việc tổ chức thực hiện được cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ”, ông Thắng nhấn mạnh.

Nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, xã tổ chức tiếp nhận 36 đề án, dự án, chương trình phát triển sản xuất của tỉnh và có sự hỗ trợ của huyện để thúc đẩy phát triển sản xuất như hỗ trợ 70% giá giống lúa hàng hóa cho những diện tích tập trung từ 5ha trở lên, xây dựng nhiều mô hình nuôi cá với diện tích 124ha, năng suất bình quân 2 tấn/ha/năm, từ đó nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nuôi cá, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Công tác dồn điền đổi thửa được xã đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó, xã thành lập ban chỉ đạo về công tác dồn điền đổi thửa cấp xã; xây dựng kế hoạch, thành lập tiểu ban dồn điền đổi thửa cấp thôn, xác định quỹ đất nông nghiệp hiện có; thống kê nhân khẩu theo đối tượng được giao ruộng tại thời điểm năm 1993, sau dồn điền đổi thửa năm 2003. Đến nay, xã Phú Lâm đã thực hiện thành công dự án dồn điền đổi thửa ở thôn Tam Tảo, tạo thuận lợi cho việc sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.

Nhờ tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi mà thu nhập của nhân dân trong xã ­không ngừng được nâng lên. Năm 2016, thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ước đạt 210 triệu đồng/ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,97% (năm 2010 là 5,92%).

Đến nay, Phú Lâm đã cứng hóa đạt chuẩn 100% đường trục xã, liên xã (8km); 100% đường trục thôn, liên thôn (10km); 100% đường ngõ xóm (50km). Đồng thời, kiên cố hóa được 85% trong số 20km kênh mương thủy lợi do xã quản lý và đã làm đê bao chống lũ kết hợp với giao thông, khép kín bảo vệ và chủ động tưới tiêu cho diện tích 763ha đất sản xuất.

“Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, trong năm nay và những năm tiếp theo, Phú Lâm tiếp tục vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa để nâng cao thu nhập. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và giao thông nội đồng để phục vụ sản xuất”, ông Thắng cho biết thêm.

Từ năm 2011 - 2015, tổng kinh phí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm là 44,451 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 38,201 tỉ đồng đồng; ngân sách huyện 5,1 tỉ đồng; ngân sách xã 900 triệu đồng; huy động sự đóng góp của doanh nghiệp 250 triệu đồng.
 

Theo: Đỗ Hùng/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay31,712
  • Tháng hiện tại210,279
  • Tổng lượt truy cập90,273,672
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây