Sau 5 năm thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến thời điểm này, dường như kinh nghiệm và phương pháp của một số địa phương hoàn thành chương trình này đã dần lộ diện. Tại một số địa phương, vai trò của tổ chức Đảng thể hiện rất rõ trong việc đưa địa phương cán đích nông thôn mới. Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, một trong ba đơn vị cấp huyện đầu tiên trong cả nước đã về đích nông thôn mới là một ví dụ cho thấy sự chủ động của cấp ủy Đảng.
Từ chỗ là một xã thuần nông, sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu nhập của người dân ở Hoàng Quế đã tăng lên gấp đôi. Trồng lúa nếp chất lượng cao được đưa vào nghị quyết của cấp ủy. Sau 3 năm, loại nếp đặc sản ở đây đã được cấp nhãn hiệu tập thể của thôn Nội Hoàng. Cũng nhờ đó, tiêu chí khó nhất khi huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới là tăng thu nhập cho người dân đã hoàn thành. Việc khó nhất là làm sao tuyên truyền để quần chúng và đảng viên quán triệt được nghị quyết của cấp ủy.
Điểm đặc biệt ở Đông Triều là Bí thư kiêm trưởng ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới. Và như thế, đây là cách phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy. Ràng buộc này yêu cầu Bí thư cấp ủy, từ huyện đến thôn, phải sâu sát và quyết liệt, tìm mọi cách để đẩy nhanh bằng được việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới.
Theo vtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh