Học tập đạo đức HCM

Sức bật Đại Thành

Thứ ba - 10/01/2017 01:49
Tròn 10 năm kể từ ngày thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Đại Dực, xã Đại Thành (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội.

Từ một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, Đại Thành đã vươn lên, đạt được nhiều kết quả khả quan trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Lê Xuân Khuyến, Chủ tịch UBND xã Đại Thành trao đổi thông tin với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn.

Chỉ mấy năm trước thôi, nhắc đến cái tên Đại Thành, mọi người nghĩ ngay đến một xã vùng cao nghèo, với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn... “Nhưng bây giờ Đại Thành đã hoàn toàn đổi khác. Hay cũng có thể nói, bức tranh nông thôn mới đang dần hiện hữu ở nơi đây”, ông Lê Xuân Khuyến, Chủ tịch UBND xã khẳng định với chúng tôi như vậy.

Khi mới thành lập, Đại Thành như một ốc đảo, việc giao lưu với bên ngoài rất khó khăn. Đường đất lô nhô, nắng thì bụi, mưa lại lầy. Người dân nuôi được con lợn, con ngan cũng nản lòng chẳng buồn mang bán. Nhưng đó đã là “chuyện quá khứ”, còn bây giờ, nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án (riêng trong năm 2016, vốn theo Chương trình 135 là 3,4 tỷ đồng phục vụ xây dựng cơ bản; 1,2 tỷ đồng theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và 450 triệu đồng vốn hỗ trợ sản xuất), Đại Thành đã có sự đổi thay đáng kể. Đến nay, xã đã bê tông hóa, cứng hóa được 10/14km đường trục xã, liên xã; 4,2/5km đường trục thôn, xóm; 90,2% đường ngõ xóm không còn lầy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 55,4% (4/7,23km), 100% số hộ dân được sử dụng điện; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Đến nay, xã đã đạt 5/19 tiêu chí NTM.

Ở Đại Thành, xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng. Bởi trước kia Đại Thành vốn là xã nghèo nhất huyện, có thôn không có nhà nào không thuộc diện hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã có năm lên đến trên 80%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm xuống chỉ còn khoảng 14,4%, thu nhập bình quân từ 11 triệu đồng/người (năm 2010) lên 14 triệu đồng/người hiện nay.

Để đạt được con số này, ông Khuyến cho biết, là nhờ bà con từng bước thay đổi phương thức canh tác. Tổng diện tích gieo trồng 9 tháng năm 2016 đạt 203ha, trong đó cây lương thực đạt 101,5ha, năng suất ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng 456,75 tấn; diện tích các cây công nghiệp, cây thực phẩm khác phát triển ổn định. Từ đầu năm đến nay, xã trồng mới được 51,5ha rừng; khai thác được trên 19 tấn vỏ quế, 200m3 gỗ keo, 240m3 gỗ thông, tổng thu khai thác lâm sản đạt trên 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nghề truyền thống làm miến dong cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con. Hiện, xã có 20ha cây dong riềng, năng suất bình quân 350 tạ/ha, sản lượng 700 tấn. Chế biến miến dong tại xưởng đạt thu nhập 150 triệu đồng với sản lượng trên 2 tấn.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Xuân Khuyến luôn nhắc đến các chính sách hỗ trợ, kích cầu của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời nên đã mang lại những kết quả thiết thực. “Nếu không có chính sách của Đảng và Nhà nước, không có sự giúp đỡ của các cấp và các tổ chức, doanh nghiệp, thì chẳng biết đến bao giờ Đại Thành mới có được ngày hôm nay”, ông Khuyến nói.

Để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, trong thời gian tới, xã Đại Thành sẽ tập trung mọi nguồn lực để làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên trong sản xuất, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về lộ trình XDNTM, xã sẽ tiến hành rà soát từng tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt để tập trung thực hiện; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để nâng cao thu nhập cho nhân dân; tranh thủ các nguồn vốn để hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi; có chính sách hỗ trợ đặc thù cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; phấn đấu năm 2017 đạt thêm 4 tiêu chí, năm 2018 hoàn thành thêm 3 tiêu chí, năm 2019 hoàn thành các tiêu chí còn lại để đạt chuẩn NTM vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Khuyến, để Đại Thành sớm đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, tỉnh cần có cơ chế đặc thù cho vùng đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu vốn của xã để điều tiết nguồn vốn theo nhu cầu thực tế của xã; đề nghị tỉnh, huyện quan tâm xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập và nhân rộng, làm cơ sở để nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Theo: Trọng Nghĩa/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập481
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm479
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại190,453
  • Tổng lượt truy cập88,868,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây