Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới cho nông nghiệp, nông dân

Thứ hai - 06/08/2018 10:58
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn II đã đạt được những kết quả đáng kể, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng đã hơn 2 lần trong hơn 2 năm qua, mang đến sức sống mới cho nông nghiệp, nông dân.

Thưa Bộ trưởng, đến thời điểm này, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn II (2016-2020) đã đi qua nửa chặng đường. Bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả thực hiện chương trình này trong hơn 2 năm qua?

Có thể nói, nông nghiệp - nông dân - nông thôn là những nội dung hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Năm nay, chúng ta tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

.
.

Tính đến tháng 7/2018, cả nước đã có 3.370 xã (37,76%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 53 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2015 - 2017, chúng ta nâng được đời sống của nhân dân vùng nông thôn lên 1,9 lần, vượt chỉ tiêu đề ra.

Nhiều địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định, Hà Nam... đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để chuyển sang giai đoạn nâng cao và hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Chúng ta đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề môi trường, duy trì nhân rộng mô hình ở Hải Hậu (Nam Định), xử lý ngay và triệt để rác thải sinh hoạt tại cơ sở bằng hướng xã hội hóa, hoặc trong các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp khác.

Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư quy mô lớn vào các dự án chế biến sâu các sản phẩm nông sản, khắc phục vòng luẩn quẩn được mùa - mất giá trong nhiều năm qua. Chỉ trong 2 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng đã hơn 2 lần, từ 3.700 lên hơn 8.000 doanh nghiệp.

Thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, nhiều mô hình sản xuất mới đem lại thu nhập cao...

Chương trình có những vấn đề gì cần rút kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu đặt ra của giai đoạn II, thưa Bộ trưởng?

Mặc dù đạt được kết quả to lớn, song Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều bất cập cần phải rút kinh nghiệm. Đó là các tiêu chí thiết yếu phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân và điều kiện hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện, chất lượng cuộc sống của người dân có nhiều khó khăn, sinh kế thiếu bền vững, dễ bị tổn thương trước những tác động của môi trường.

Trong một thời gian rất ngắn là 3 tháng, 35 bộ văn bản pháp lý đã được thẩm định, tạo điều kiện căn cốt về những cơ sở pháp lý tiếp tục triển khai giai đoạn II của Chương trình Phát triển nông thôn mới, từ quy chế, kế hoạch, phê duyệt chương trình, củng cố cơ quan chuyên môn từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện.

Đồng thời, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với 19 tiêu chí, nhóm tiêu chí đã được điều chỉnh cho phù hợp tình hình cụ thể của các địa phương. Đặc biệt, chúng ta bố trí 193.000 tỷ đồng cho giai đoạn này, riêng vốn Trung ương là 63.000 tỷ đồng, gấp 4 lần bình quân của giai đoạn trước, cho thấy quyết tâm, nỗ lực của Trung ương trong xây dựng nông thôn mới.

Chúng ta cũng khắc phục khoảng cách ở các vùng miền bằng cách: những xã ở khu vực miền núi, hải đảo được đầu tư tăng gấp 4 - 5 lần so với các xã đồng bằng. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, do đặc thù về địa chất, địa tầng, nền phát triển các thiết chế hạ tầng có điểm yếu nên được tăng 1,2 lần. Như vậy, chúng ta đã tính toán đến yếu tố để tạo điều kiện cho tổng huy động nguồn lực toàn xã hội cũng như sự công bằng để đảm bảo sự phát triển đồng đều.

Chính phủ mới đây đã chính thức phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với phạm vi thực hiện trên cả nước trong giai đoạn 2018 - 2020. OCOP sẽ có vai trò như thế nào trong việc phát triển nông thôn mới, thưa Bộ trưởng?

Xuất phát điểm của OCOP là từ Nhật Bản vào năm 1979, với mục đích phát triển kinh tế vùng nông thôn để giữ bản sắc nông thôn, phát triển kinh tế hài hòa, chống hiện tượng đô thị hóa quá nhanh tập trung tại một vùng.

Ở Việt Nam, chương trình tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, chúng ta đang tập trung phát triển theo chuỗi giá trị ở 3 cấp độ, gồm nhóm sản phẩm quy mô quốc gia, nhóm sản phẩm quy mô cấp tỉnh và những nhóm sản phẩm đặc sản mang tính chất làng xã.

Theo tổng hợp từ các địa phương, hiện có khoảng 5.000 sản phẩm nông sản mang tính chất đặc sản vùng, miền. Chính phủ đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020, khoảng 50% số sản phẩm nông sản vùng, miền đó được sản xuất đảm bảo quy trình sản xuất hàng hóa chung, có quy chuẩn, kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 để làm định hướng chung cho 63 tỉnh, thành phố cùng tập trung phát triển một nội dung quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng có thể cho ví dụ cụ thể về việc triển khai Chương trình OCOP tại Việt Nam?

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước đã lựa chọn hướng phát triển mỗi xã một sản phẩm cho vùng nông thôn từ năm 2012 và thực hiện Chương trình OCOP rất kiên quyết.

Đến nay, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nền tảng quan trọng, hình thành những tổ chức sản xuất, từ hộ sản xuất trở thành các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ. Toàn tỉnh có 137 tổ chức như vậy với gần 200 sản phẩm do người nông dân sản xuất được tiêu chuẩn hóa, đưa ra thị trường theo chuỗi đăng ký, chấm hạng, đánh sao, trong đó, sản phẩm 5 sao là có thể hội nhập quốc tế. Những kết quả bước đầu đó cho thấy hướng đi rất đúng trong xây dựng nông thôn mới. Do đó, Chính phủ đã cho chủ trương triển khai mô hình OCOP trên toàn quốc.

Đến thời điểm hiện tại, 60/63 tỉnh, thành phố đang xây dựng đề án, trong đó 30 tỉnh đã hoàn thiện đề án, 6 tỉnh đã được phê duyệt đề án. Do đó, tôi cho rằng, hướng đi tái cơ cấu nông nghiệp quốc gia tập trung vào sản xuất theo chuỗi giá trị, kể cả quy mô ngành hàng theo 3 cấp độ là một chủ trương rất đúng để làm đa dạng nông nghiệp Việt Nam.

Theo Kỳ Thành/baodautu.vn
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,832
  • Tổng lượt truy cập92,016,561
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây