Học tập đạo đức HCM

Tăng viện phí, tiền khám chữa bệnh tăng 26%

Thứ ba - 14/02/2012 00:46
Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu áp dụng khung giá viện phí mới (theo dự thảo vừa hoàn thành) thì chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng thêm 26%.

Gánh nặng

Ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam – BHXH VN) cho biết, theo tính toán (đã được thẩm định sơ bộ) của cơ quan BHXH thì khi tăng viện phí, chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng thêm khoảng 26%.

Như vậy, việc tăng thêm này gây tác động mạnh lên nhóm đối tượng chưa có thẻ BHYT. Chưa hết, nó còn gây tác động lên nhóm bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mắc các bệnh mãn tính (như tim mạch, thận nhân tạo, ung thư, …) bởi họ phải đồng chi trả 5% (5% của giá viện phí cũ sẽ khác với 5% của giá viện phí mới, chưa kể các chi phí gián tiếp).

Vì thế, giải pháp Bộ Y tế đưa ra là trình Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh quyết định 139 để tạo ra nguồn hỗ trợ bệnh nhân nghèo, trong đó tập trung vào nhóm bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. 

2099015641_20120213170252_VP3
Điều chỉnh viện phí sẽ khiến chi phí khám chữa bệnh tăng thêm khoảng 26% (Ảnh minh họa: Cẩm Quyên) 

Ông Phạm Lương Sơn thông tin: Việc điều chỉnh viện phí phải thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh mức tham gia BHYT để có nguồn trả và sửa đổi quyết định 139 nhằm tạo nguồn tài chính hỗ trợ các bệnh nhân nghèo. Có như vậy chính sách về viện phí mới này mới có thể nhận được sự đồng thuận của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Đối với bệnh nhân chưa tham gia BHYT, tăng viện phí là gánh nặng bởi họ phải tự chi trả toàn bộ viện phí. Vì vậy, vấn đề tăng viện phí đang gây ra lo lắng là sẽ gây thêm áp lực cho lộ trình thực hiện BHYT toàn dân bởi BHXH VN đang đề xuất nâng mức phí tham gia BHYT từ 4,5%/tháng lương tối thiểu lên 5%/tháng lương tối thiểu.

Điều này có thể sẽ khiến cho những đối tượng chưa tham gia BHYT càng không “mặn mà” với BHYT (nhất là trong bối cảnh người dân đang sống cùng áp lực do lạm phát kinh tế gây ra).

Lý giải lo ngại này, ông Sơn cho biết: Tính đến hết năm 2011, cả nước đã có 57 triệu người tham gia BHYT. Các đối tượng như nông - lâm - ngư - diêm nghiệp đều đã đưa vào diện bắt buộc, vì thế nhóm tự nguyện tham gia BHYT giảm nhiều, không còn gây nhiều áp lực đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT.

Vì vậy, việc tăng viện phí gần như chỉ ảnh hưởng đến 2 nhóm: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho người có công, đối tượng chính sách xã hội. Nhóm thứ 2 là doanh nghiệp. Khi tăng mức đóng BHYT cho người lao động, doanh nghiệp sẽ tính vài chi phí cấu thành sản phẩm khiến giá thành sản phẩm tăng.

Tăng cường giám sát, tránh lãng phí

Một trong những vấn đề được đặt ra khi tăng viện phí là cần quản lý, giám sát quỹ BHYT sao cho hạn chế thấp nhất những thất thoát, lãng phí, tránh việc để quỹ bị “rút ruột” dưới mọi hình thức.

Hiện nay, để kiểm soát việc sử dụng dịch vụ y tế, tránh tình trạng lạm dụng quá mức, Bộ Y tế đang thử nghiệm các phương thức thanh toán BHYT mới, trong đó phương thức thanh toán trọn gói được đánh giá là hiệu quả hơn cả.

Ngoài ra, cơ quan BHXH cũng tăng cường giám định hồ sơ theo tỉ lệ xác suất để kiểm soát việc lạm dụng thuốc, dịch vụ y tế.

Hiện nay, những bất cập trong vấn đề kê đơn, sử dụng thuốc được cho là một trong những nguyên nhân khiến quỹ BHYT bị lãng phí (chi phí sử dụng thuốc chiếm khoảng 60% tổng chi phí khám chữa bệnh, điều trị).

Ông Sơn nhận định: Có những thuốc hỗ trợ rất đắt, cả triệu đồng/ngày điều trị và có thể kê rộng rãi cho 7-10 nhóm bệnh là nguyên nhân dẫn đến kê đơn quá mức cần thiết. “Năm qua, chúng tôi đã cương quyết chỉ thanh toán thuốc đó với giá trúng thầu thấp nhất. Thậm chí, có trường hợp không chấp nhận thanh toán”, ông Sơn cho hay.

Vì thế, trong năm 2012, BHXH VN sẽ triển khai phương thức giám định hồ sơ theo tỉ lệ xác suất tại 15 tỉnh, TP sau khi thí điểm thực hiện tại TPHCM. Theo đó, giám định viên sẽ chọn ngẫu nhiên 10% - 20% số hồ sơ các khoa của BV để giám định.

“Nếu chỉ một hồ sơ bệnh án có dấu hiệu lạm dụng hoặc BV thu thêm tiền của người bệnh sẽ bị xử phạt, thậm chí cơ quan bảo hiểm sẽ không trả khoản viện phí đó cho phía cơ sở y tế. Điều này vừa giúp quỹ không bị thất thoát, lãng phí, vừa khiến lãnh đạo các cơ sở y tế phải có trách nhiệm mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát dịch vụ y tế”, ông Sơn khẳng định.

Theo Vnn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,137
  • Tổng lượt truy cập92,029,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây