Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy du lịch nông nghiệp các tỉnh miền Trung

Thứ bảy - 16/06/2018 08:57
Một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng hay Lâm Đồng vừa có lợi thế về du lịch vừa có thế mạnh về nông nghiệp đang tìm cách phát triển loại hình dịch vụ du lịch kết hợp các hoạt động nông nghiệp. Điều này không chỉ giúp nông dân có thể cải thiện thu nhập mà còn tạo ra sản phẩm du lịch mới gắn với thiên nhiên.

Từ câu chuyện ở Quảng Nam

Một nhóm du khách nước ngoài trải nghiệm một ngày làm “nông dân” tại làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam). Trong hai tiếng đồng hồ, họ được người nông dân bản xứ hướng dẫn cách xới đất, gieo hạt, lấp đất, đưa nước vào ruộng… Sau đó, họ được hướng dẫn cách hái rau cho nhanh và gọn tại một luống rau xà lách bên cạnh. Sau khi hoàn thành “khóa học” làm nông dân, họ sẽ tham gia khóa học đổ bánh xèo tại nhà nông dân và thưởng thức ngay tại chỗ cùng với rau mà họ vừa hái được.

Đó là nhóm khách du lịch trong số gần 100.000 lượt khách quốc tế hàng năm tham gia chương trình một ngày làm nông dân tại làng rau Trà Quế. Vào mùa du lịch cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, bình quân một ngày một hộ nông dân ở đây tiếp đón 2-3 đoàn khách theo hợp đồng đã thỏa thuận trước, giúp cải thiện thêm thu nhập bên cạnh công việc làm nông hàng ngày.

“Làng rau Trà Quế là sản phẩm đặc sắc của ngành du lịch Quảng Nam gần 10 năm qua”, ông Lê Ngọc Tường, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, nói. Ông cho biết thêm, đến nay Quảng Nam đã có nhiều sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp thu hút du khách như chương trình tham quan rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh (Hội An), làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, Triêm Tây (Điện Bàn)… “Du khách được trải nghiệm các hoạt động giải trí, đi xe đạp, đi thuyền trên sông, tham quan rừng dừa bằng thuyền thúng, nghỉ dưỡng trong những cơ sở lưu trú nằm giữa ruộng đồng, sông nước”, ông Tường chia sẻ.

Ngoài chương trình trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà…, Quảng Nam cũng thúc đẩy phát triển du lịch ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh với các chương trình tham quan, tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, xem trình diễn âm nhạc truyền thống, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu các nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Đây là những sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa nhằm tạo ra những nét độc đáo mới. Các điểm đến ở khu vực này bao gồm làng du lịch Pơning (Tây Giang), làng du lịch Bho Hoong (Đông Giang), làng du lịch cộng đồng Cơ Tu (Nam Giang)…

Lan tỏa du lịch nông nghiệp miền Trung

Tại hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp nông thôn” vừa được tổ chức tại Quảng Nam, ông Ngô Hoài Chung, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết để ứng phó với tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, xu hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với hoạt động nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống sẽ là lựa chọn tối ưu. Theo ông Chung, các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên hay Lâm Đồng có những lợi thế trên để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, tạo thành điểm đến để thu hút du khách và thúc đẩy tăng chi tiêu của khách thông qua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hiện nay, các tour đặc trưng về loại hình du lịch canh nông đang phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tour tham quan và tìm hiểu các quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tour du lịch trải nghiệm, trực tiếp tham gia vào quy trình canh tác, trồng trọt… là những tour nổi bật. Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Lâm Đồng, nhận thấy du lịch canh nông là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh cao, cũng như đáp ứng được thị hiếu của du khách, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách, hỗ trợ và khuyến khích người dân địa phương phát triển mô hình du lịch này. “Chúng tôi đã tổ chức thẩm định và ra quyết định công nhận cho 22 mô hình du lịch canh nông đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, bà Ngọc cho biết.

Trong khi đó, Đà Nẵng chú trọng kết hợp du lịch với nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, địa phương mệnh danh là trung tâm du lịch của miền Trung này đã hình thành sáu cánh đồng lúa hữu cơ với diện tích gần 150 héc ta, đạt năng suất bình quân từ 65-75 tạ/héc ta. Thành phố đang tập trung mở rộng để đến năm 2020 đạt 500 héc ta diện tích lúa hữu cơ, đồng thời nhân rộng việc sản xuất theo phương pháp hữu cơ trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng rau, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản… nhằm phục vụ cho các tour tham quan và tìm hiểu nông nghiệp hữu cơ.

Ông Phạm Hà, Giám đốc Công ty Luxury Travel, cho biết nhu cầu của du khách tại điểm đến không chỉ dừng lại ở những hoạt động tham quan nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn là những trải nghiệm văn hóa, lối sống. Trong bối cảnh đó, du lịch nông nghiệp là một thị trường ngách mà Việt Nam có rất nhiều tài nguyên để có thể cung cấp những sản phẩm tốt cho cả người Việt Nam và du khách nước ngoài. “Khách du lịch thuần túy từ châu Âu, châu Mỹ của công ty chúng tôi rất thích các tour du lịch nông nghiệp và dựa vào nông nghiệp. Các tour phổ biến phục vụ đối tượng khách này như tour một ngày làm nông dân, trải nghiệm hoạt động trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, hái cà phê, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu, xem trồng nho và thử rượu vang”, ông nói. “Ngoài ra, chúng tôi cũng có những đoàn khách châu Á như sinh viên, giáo sư, doanh nghiệp chuyên tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trồng lúa, giống, cây trồng và nuôi trồng thủy hải sản tại Việt Nam”.

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nhằm phát triển thêm nhiều điểm du lịch sinh thái nông nghiệp hấp dẫn là xu hướng hiện nay. Khi có sự liên kết giữa công ty du lịch, chính quyền và nông dân trong việc đầu tư một số hoạt động vui chơi, giải trí gắn với hoạt động nông nghiệp cho khách du lịch sẽ góp phần khuyến khích sử dụng các sản phẩm địa phương. “Thông qua tiêu dùng tại chỗ của du khách đối với các sản phẩm du lịch nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy du lịch và nông nghiệp phát triển, đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội”, ông Dũng nói. Ông cho biết thêm, bên cạnh sự đào tạo, đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, việc hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn cho bà con nông dân có kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch là điều rất quan trọng.

Sản phẩm du lịch nông nghiệp phải được hình thành trên cơ sở cam kết đồng hành cùng cộng đồng từ bước khảo sát, xây dựng cho đến việc tiếp thị và bán sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm du lịch nông nghiệp phải đảm bảo chất lượng dịch vụ. Từ đó, người nông dân tham gia vào mô hình này có được thu nhập tốt, còn công ty bán sản phẩm du lịch có lợi nhuận và có nguồn khách ổn định. 

Nhâm Tâm/thesaigontimes.vn

 Tags: du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập863
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,963
  • Tổng lượt truy cập93,140,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây