Học tập đạo đức HCM

Thừa Thiên Huế: Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 18/10/2012 22:48
Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, xét theo 19 tiêu chí nông thôn mới, đến hết tháng 9/2012, Thừa Thiên Huế có tỷ lệ số xã hoàn thành các tiêu chí đạt mức cao so với cả nước.
 

Người dân hiến đất ở đường tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT. Huế - Ảnh VGP/Thế Phong

Thừa Thiên Huế có 47 phường và 105 xã, trong đó có 92 xã được quy hoạch xây dựng nông thôn mới.Từ năm 2010 đến 2012, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng khu vực nông thôn của tỉnh đạt trên 520 tỷ đồng. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thành quy hoạch xã nông thôn mới, trong đó phê duyệt quy hoạch 84/92 xã và 8 quy hoạch còn lại đã hoàn thành hồ sơ, đang được thẩm định.

 

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, xét theo 19 tiêu chí nông thôn mới, đến hết tháng 9/2012 Thừa Thiên Huế có tỷ lệ số xã hoàn thành các tiêu chí đạt mức cao so với cả nước, cụ thể: có 2 xã đạt 15 tiêu chí; 5 xã đạt 12 - 14 tiêu chí; 15 xã đạt 10 - 11 tiêu chí; 41 xã đạt 8 - 9 tiêu chí; 29 xã đạt 5 - 7 tiêu chí.

Nhờ động lực từ xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh đã thúc đẩy nhanh cơ giới hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh năng xuất lao động. Nhờ vậy, hiện Thừa Thiên Huế có hơn 27.000 hecta lúa, năng xuất bình quân đạt gần 60 tạ/hecta. Tỷ trọng chăn nuôi tăng trên 30% và phấn đấu đạt mức 40% trong giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2015.

Sáng tạo, quyết liệt trong triển khai

Ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung chủ yếu của chương trình đến tận các tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên.  

Công tác tuyên truyền, vận động được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, qua đó, xác định người dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới. Các nội dung về xây dựng nông thôn mới đều phải có sự tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp của người dân, phương châm xây dựng nông thôn mới của tỉnh là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”. Đối với việc xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới, tỉnh thực hiện theo cách làm “ba trong một” bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng cơ sở nông thôn và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

 

Khu tái định cư đồng bào dân tộc thiểu số xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh TT Huế - Ảnh VGP/Thế Phong

Trên tinh thần sử dụng, thừa kế những kết quả các quy hoạch liên quan kết hợp xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới đã đem lại tính đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm với mức chi bình quân 150 -170 triệu đồng trên một xã quy hoạch nông thôn mới, trong khi đó các tỉnh khác chi đến 300 triệu đồng/quy hoạch nông thôn mới ở một xã.   

 

Nhiều vùng nông thôn, người dân đã tự nguyện hiến đất đai để mở đường tại huyện Nam Đông, Quảng Điền, thị xã Hương Trà…  

Đến khảo sát xây dựng nông thôn mới ở Huế, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa, cho biết với cách làm khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của từng xã, Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên của cả nước hoàn thành quy hoạch xã nông thôn mới. Cũng chính nhờ những cách làm sáng tạo, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh cùng với sự vào cuộc tích cực của người dân, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Huế đã tiết kiệm tiền tỷ cho ngân sách nhà nước. Đồng thời tỉnh cũng tập trung làm tốt công tác phát triển sản xuất, an sinh xã hội tại vùng nông thôn.

Thế Phong

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay27,773
  • Tháng hiện tại868,974
  • Tổng lượt truy cập93,246,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây