Học tập đạo đức HCM

Tiếp vốn cho nông nghiệp sạch

Thứ hai - 06/03/2017 02:08
Đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ngoài vốn ngân hàng, DN, hộ sản xuất cần được hỗ trợ thêm về cơ chế thuê đất, đầu ra sản phẩm...

Những tín hiệu khả quan

TP. Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang hướng đến việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Nhiều  DN, hộ sản xuất đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang. Tiếp vốn cho nông nghiệp sạch, từ cuối năm 2016 chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp sạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức triển khai trên địa bàn.

Ông Đoàn Phúc, Phó giám đốc Agribank Đà Nẵng cho biết, với vai trò chủ lực, tiên phong của mình Agribank Đà Nẵng đã và đang đẩy mạnh gói tín dụng hướng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch. Trong thực tế, nhiều DN hộ vay vốn từ chương trình này bắt đầu phát huy hiệu quả, mang lại những tín hiệu khả quan cho nền nông nghiệp địa phương.

Mô hình trồng rau an toàn ở huyện Hòa Vang

Theo chân cán bộ tín dụng Agribank huyện Hòa Vang chúng tôi đến Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Khương. Đây là một trong những DN vay vốn ngân hàng để phát triển nông nghiệp sạch. Từ khoản vay 1,8 tỷ đồng, DN đã đầu tư trang trại chăn nuôi heo giống theo hướng nông nghiệp sạch. Giống heo chất lượng cao nhập từ Mỹ, nuôi trong hệ thống phòng lạnh công nghiệp khép kín. Hệ thống chuồng luôn được giữ ở mức nhiệt độ ổn định, do một hệ thống nước làm mát toả hơi liên tục, nhờ đó, sức khỏe của heo nái giống được bảo đảm, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh, hệ thống làm mát, hệ thống máng ăn và nước uống tự động, việc xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường bằng công nghệ khí sinh học (biogas)… Đại diện DN cho biết, hiện nay trên thị trường nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng tăng. Bởi vậy, công ty đã và đang tăng cường tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch. Bước đầu, áp dụng mô hình này trừ các khoản chi phí nhân công, điện, khấu hao thì lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 350 triệu đồng.

Tương tự, DN được tiếp sức vay vốn từ Agribank Đà Nẵng phát triển nông nghiệp sạch trên địa bàn huyện Hòa Vang còn có CTCP Đồng Nghệ. Theo đó, DN này được vay hơn 10 tỷ đồng cũng đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo khép kín. Từ những hỗ trợ của ngân hàng đến nay DN đang tiếp tục mở rộng sản xuất với quy mô hơn 1000 heo thịt, giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động ở địa phương.

Hay trường hợp của CTCP sản xuất và thương mại Việt Thiên Ngân, vay vốn phát triển mô hình rau sạch ở xã Hòa Tiến và xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam). Mới đây, từ vốn vay 3 tỷ đồng DN đã đầu tư mua 2 xe đông lạnh phục vụ việc vận chuyển hàng, khép kín từ khâu sản xuất rau sạch đến việc vận chuyển tới các siêu thị ở TP. Đà Nẵng, hướng tới việc sẽ bao tiêu nông sản sạch ở địa phương...

Cần thêm những hỗ trợ

Ngoài các DN, nhiều hộ dân cũng đã được Agribank Hòa Vang cho vay vốn phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch. Trong đó, có mô hình vườn rau an toàn của ông Trần Văn Bảy ở xã Hòa Khương. Nằm ngay sát cánh đồng trồng lúa là những dãy rau xanh mướt, những giàn mướp đắng nặng trĩu quả...

Áp dụng mô hình nông nghiệp sạch, những vườn rau ở đây đều trồng theo phương thức sản xuất hiện đại với hệ thống nhà lưới, hệ  thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ nước ngoài. Làm nông nghiệp sạch, bước đầu phải đầu tư khá lớn khi xây dựng hệ thống nhà lưới, khung đỡ, hệ thống tưới nước tự động...

Tuy nhiên, xét về lâu dài chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được nhiều khoản như chi phí nhân công. Đặc biệt, do lượng phân, nước được tính toán, điều chỉnh phù hợp, chính xác, nên năng suất cây trồng cao hơn hẳn. Mô hình trồng rau an toàn của ông Trần Văn Bảy, cũng vừa được Agribank Hòa Vang đầu tư 150 triệu đồng để mở rộng thêm khu sản xuất, mua phân bón, giống và trả chi phí nhân công, tiếp tục phát triển vườn rau an toàn rộng khoảng 2,5ha, tạo việc làm cho 6 lao động ở địa phương.

Theo ông Hùng Cường, Phó giám đốc Agribank Hòa Vang, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp sạch, chi nhánh đã thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay vốn là DN, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ sản xuất tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn. Đến nay đã có hơn 30 đối tượng khách hàng được vay vốn với dư nợ khoảng 50 tỷ đồng.

Bên cạnh, mức lãi suất ưu đãi, chương trình tín dụng còn hỗ trợ cho khách hàng khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Tiếp vốn kịp thời cho nông nghiệp sạch, góp phần giúp người dân, DN hướng dần đến việc sản xuất các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài vốn từ ngân hàng trên cơ sở dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng còn đầu tư, xây dựng các vùng sản xuất rau chuyên canh là vùng rau an toàn tại huyện Hòa Vang, với tổng diện tích hơn 66 ha.

Theo đó, các vườn rau sạch được sản xuất chủ  yếu trong hệ thống nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống tưới nhỏ giọt, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, hạt giống lai F1, thuốc trừ sâu sinh học… Các sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP. Năng suất và sản lượng rau được nâng cao so với phương thức sản xuất truyền thống trước đây. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi cũng đã phát triển các mô hình chăn nuôi lợn, gà đồi, gà thả vườn theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch ở TP. Đà Nẵng vẫn còn gặp những khó khăn. Bên cạnh, nguồn vốn ngân hàng vẫn rất cần những hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan chức năng. Trong đó, cấp thiết nổi lên là việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN, hộ sản xuất thuê đất ổn định lâu dài để sản xuất nông nghiệp sạch. Vấn đề thị trường, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp sạch cũng cần được các cơ quan chức năng quan tâm tháo gỡ, tạo sự yên tâm cho DN lẫn người dân khi đầu tư, phát triển nông nghiệp sạch.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,284
  • Tổng lượt truy cập93,151,948
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây