Học tập đạo đức HCM

Trồng rau phải sạch và ngon

Thứ sáu - 19/05/2017 10:17
“Trồng rau ngon chưa đủ, phải sạch mới ăn”, đó là nguyên tắc trồng rau của anh Phạm Công Chính (34 tuổi, ngụ ở quận 9, TPHCM) - chủ nông trại Tám Khỏe.

Anh Chính đang bắt sâu trên giàn rau thủy canh của mình

Anh Chính đang bắt sâu trên giàn rau thủy canh của mình

Từ một đạo diễn, anh chuyển sang trồng rau thủy canh theo phương pháp Aquaponics của Mỹ, giúp anh kiếm được mỗi tháng 200 triệu đồng.
Anh kể, khi làm đạo diễn nhiều chuyên mục về sức khỏe, ngồi trong phòng thu, nghe bác sĩ nói chuyện về vấn đề thực phẩm sạch, thấy vấn đề này khá thú vị. Rồi xã hội lại dấy lên hồi chuông cảnh báo về ngộ độc thực phẩm rau trong bữa ăn hàng ngày, rau bẩn không an toàn, chứa hóa chất, thuốc tăng trưởng…, nên khi công việc chính gặp nhiều trắc trở, anh đã rẽ sang con đường nông nghiệp, quyết định trồng rau thủy canh. Để có kiến thức về lĩnh vực này, anh tự tìm kiếm các thông tin trên mạng, thậm chí xin làm công cho các vườn rau để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, anh còn được cán bộ khuyến nông địa phương hỗ trợ và tư vấn về cách xây dựng mô hình. 

Tháng 10-2015, anh thuê 6.000m² đất ở quận 9 (TPHCM) để trồng rau, nuôi cá theo phương pháp Aquaponics với số vốn đầu tư 5 tỷ đồng, trong đó hơn 2 tỷ trồng rau (có 1.000m² rau trồng trong nhà kính, chi phí 1,5 tỷ đồng) và gần 3 tỷ đồng nuôi cá.
Anh lấy tên cho cơ sở của mình là Nông trại Tám Khỏe - với mong ước giúp mọi người ăn khỏe, ngủ khỏe, thể chất khỏe, tinh thần khỏe… Nông trại của anh có nhiều chủng loại như xà lách, rau muống, đậu rồng, khổ qua rừng, rau mồng tơi...
Anh kể, ban đầu định làm mô hình rau hữu cơ trồng trong nhà kính, nhưng sau đó bị thu hút với công nghệ mới trồng thủy canh Aquaponics của Mỹ - là phương pháp kết hợp giữa trồng rau và nuôi cá, không cần đất, không có bất cứ một loại phân hóa học nào, chỉ cần nước. Theo anh, cách trồng này ít tốn nước hơn trồng rau bình thường và nước được xử lý liên tục nên lúc nào cũng sạch, còn phân cá thì được dùng bón cho cây. 

Dù đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật, phương pháp, chủng loại giống… nhưng vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn. “Tối đi kiểm tra, nhìn rau lớn dần thấy thích lắm, còn chụp ảnh để lưu lại, nhưng qua một đêm bị sâu bệnh phá sạch, tan hoang hết không còn luống nào. Lúc đó tôi thấy người mình như muốn nổ tung, đầu óc quay cuồng”, anh chia sẻ. Tình trạng rau hư nhiều khiến anh lo lắng nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi nghề. Trồng rau “ngon chưa đủ, phải sạch mới ăn”, anh cứ lặp đi lặp lại câu slogan này như một cách để tự răn mình.
Để khắc phục, anh bắt sâu bằng tay hoặc dùng đồ gắp, nhất quyết không dùng đến phân hóa học hay thuốc trừ sâu. Rồi khi thấy không thể bắt từng con sâu như vậy, anh mày mò chế ra thuốc diệt sâu làm từ ớt, tỏi, gừng pha chung với rượu.
Chia sẻ về vấn đề này anh nói: “Tôi chỉ đơn giản là muốn mọi người có nguồn rau sạch để ăn, muốn bữa ăn của mọi người không chỉ ngon mà còn sạch. Đó chính là hạnh phúc của tôi”.
Ngoài trang trại ở quận 9, anh còn đầu tư 2.000m² trang trại tại Đà Lạt trồng rau củ, cà chua và khoai tây theo phương pháp Organic.
Một mảnh đất 12ha tại Củ Chi cũng đang được anh cân nhắc hợp tác đầu tư với một tập đoàn nước ngoài. “Đang có mười mấy dự án để tôi có thể mở rộng mô hình canh tác đến vài chục hécta. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều người đang ồ ạt làm thủy canh nên một số nhà vườn cũng tồn đọng. Vì vậy, tôi chọn đi theo hướng chuyển giao công nghệ, mở rộng hệ thống phân phối và xây dựng thương hiệu của mình tại TPHCM”, anh cho biết.
Hiện mỗi ngày nông trại của anh bán ra thị trường 200kg rau (bao gồm: xà lách Hà Lan các loại, diếp cá, rau muống, đậu rồng, khổ qua rừng, khổ qua ta, dưa leo, mồng tơi…) cho các siêu thị, nhà hàng ở TPHCM. Nếu giá rau thông thường trên thị trường trung bình 55.000 đồng/kg thì anh Chính bán 60.000 đồng. Mức giá này tương đối rẻ so với các thương hiệu rau sạch khác, có giá trung bình từ 80.000 - 90.000 đồng/kg. Tính tổng cộng, mỗi ngày doanh thu từ việc bán rau của anh khoảng 7 triệu đồng, tức khoảng 210 triệu đồng một tháng. Anh cho biết đang đặt mục tiêu doanh thu mỗi ngày là 12 triệu đồng, tức 360 triệu đồng mỗi tháng.

Theo: Minh Hiếu/sggp.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập571
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,890
  • Tổng lượt truy cập93,114,554
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây