Học tập đạo đức HCM

Tưới nước cho lúa xuân

Thứ ba - 24/03/2015 20:41
Để đạt năng suất cao cho lúa xuân, ngoài việc bón phân cân đối thì khâu nước tưới đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả này. Quan trọng hơn là trong một vụ xuân ấm có nguy cơ khô hạn.
Tưới nước cho lúa xuân
Nông dân ĐBSH chăm sóc lúa xuân
Điều khiển lúa đẻ nhánh bằng chế độ tưới: Sinh lý đẻ nhánh của các giống lúa đều tuân theo quy luật: Mẹ đẻ ra các con, con lại đẻ ra các cháu. Các nhánh được sinh ra đầu tiên ở các đốt gần mặt đất là những nhánh hữu hiệu (nhánh có bông), các nhánh được sinh ra sau ở các đốt phía trên là những nhánh vô hiệu (nhánh không bông). Đồng nghĩa rằng, cây lúa có 2 giai đoạn đẻ nhánh: giai đoạn đầu sinh ra nhánh có bông, giai đoạn sau sinh ra những nhánh không bông. Thực tế thời tiết miền Bắc thuận lợi cho lúa phát triển giữa và cuối vụ và tập quán bón “nhẹ đầu nặng cuối” của nông dân vẫn diễn ra ở một số nơi dẫn đến hiện tượng “lúa lốp” - lúa tốt về sau - năng suất rất thấp.  Vì vậy, muốn hiệu quả, nông dân cần phải biết chăm sóc và điều khiển bằng nước tưới cho lúa đẻ tập trung ngay giai đoạn đầu và đảm bảo lúa “đẻ đủ”. Cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá thật (lúa gieo thẳng) hoặc khi bén rễ hồi xanh (mạ dược và mạ nền cứng). Lúa đẻ thuận lợi khi đảm bảo được độ ẩm của đất (95 - 100%) và đủ lượng oxy lưu thông trong rễ.  Vì vậy, tùy theo điều kiện thời tiết, chân đất mà cho nước vào ruộng (3 - 5cm) hay để lộ ruộng từ 4 - 5 ngày để mùn giun đùn lên. Cụ thể: Nếu nhiệt độ thời tiết trung bình giữa ngày và đêm > 15 độ C, ẩm độ không khí cao (85 - 90%) hoặc chân ruộng có giun sinh sống (đất thịt nhẹ, giàu mùn) thì nên để lộ ruộng cho mùn giun đùn lên, rễ lúa sẽ phát triển mạnh hút dinh dưỡng nhanh, lượng oxy trong bộ rễ dồi dào, lúa ắt sẽ đẻ nhánh rất nhanh. Ngược lại nếu nhiệt độ trung bình ngày và đêm thấp < 15 độ C hoặc chân ruộng lại là đất cát pha, đất thịt nặng thì nên cho nước vào ruộng lúa mới đẻ nhánh thuận lợi được. Khi lúa đã đẻ đủ số nhánh (trung bình được khoảng 7 - 8 nhánh/khóm nếu để mật độ 45 - 50khóm/m2, được 10 - 11 nhánh/khóm nếu mật độ để 30 - 35 khóm/m2 - đối với lúa thuần) tiến hành đưa nước trở lại từ 5 - 6 cm để các nhánh lúa đã đẻ lớn lên. Nhưng nếu điều kiện thời tiết miền Bắc lúc này có mưa phùn, thời tiết mát mẻ thuận lợi cho lúa đẻ nhánh tiếp thì nên có biện pháp khắc phục hạn chế lúa đẻ đợt này bằng cách: Rút hết nước trong ruộng phơi kỹ (mức phơi phải đạt là, đi vào không lấm chân, mặt ruộng bắt đầu nứt nẻ). Làm như vậy các nhánh nhỏ mới sinh ra và các mắt trên thân hoạt động bị teo đi, khi tưới nước trở lại chỉ có các nhánh to khỏe mới sinh trưởng được, cây lúa không đẻ thêm nhánh nữa. * Chú ý: Lần tưới nước trở lại này cần tưới sâu ở mức 1/3 chiều cao cây lúa và giữ nước trong vòng 1 tuần. Sau giai đoạn này luôn luôn giữ nước ở mức 1/4 - 1/5 chiều cao, cây lúa sẽ hạn chế hoàn toàn sự đẻ nhánh thêm (nhất là các giống lúa lai). Khi cây lúa đứng cái tiếp tục rút nước trong ruộng để nẻ chân chim cho rễ lúa ăn sâu, cây lúa sẽ cứng, chắc. Giai đoạn phân hóa đòng (lúa bắt đầu có "cứt gián") cần tưới nước giữ ở mức 3 - 4 cm giúp cho đòng phát triển thuận lợi. - Thúc đẩy phân hóa hoa đồng đều: Từ 20 - 25 ngày trước trổ dùng chế độ nước để điều khiển sự phân hóa hoa bằng cách: Rút hết nước trong ruộng để lộ ruộng từ 2 - 3 ngày và đưa nước trở lại vừa đủ ngập chân cây lúa trong khoảng 1 tuần, các nhánh có khả năng phân hóa sẽ phân hóa hàng loạt.  Sau đó lại rút nước lộ ruộng khoảng 2 - 3 ngày lần nữa rồi tưới trở lại lúa đã phân hóa sẽ vươn đốt đồng loạt rất nhanh. - Điều khiển cây lúa trổ tập trung, chín nhanh: Khi lúa trổ báo cần rút hết nước để lộ ruộng cho mùn giun đùn lên, kích thích chất hữu cơ phân giải, cây lúa sẽ ra đợt rễ cuối cùng giúp lúa tận dụng tối đa dinh dưỡng trong đất nhất là dinh dưỡng kali, giúp cây cứng cáp hơn, lúa phơi màu nhanh và đồng loạt. Khi lúa trỗ gần thoát (> 85%) tưới nước trở lại ruộng và giữ ẩm cho đến lúc lúa chín sáp.
 
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại917,273
  • Tổng lượt truy cập92,091,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây