Ông Nguyễn Hữu Khởi, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên.
Thưa ông, ông có nhận xét, đánh giá thế nào về kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện?
Đến năm 2016, các xã thực hiện được 43/51 tiêu chí kế hoạch đã đăng ký, đạt 84,31%. Bình quân đạt 8,64 tiêu chí/xã. Theo đánh giá của ngành chức năng, mức độ đạt chuẩn của 4 xã điểm cơ bản đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia.
Trong đó, nhóm một có xã Thanh Chăn đạt 19/19 tiêu chí (đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015) và xã Noong Hẹt cơ bản đạt 19 tiêu chí. Nhóm hai (đạt từ 15-18 tiêu chí) gồm các xã: Thanh Xương, Thanh Hưng, Thanh Luông. Nhóm ba (đạt từ 10-13 tiêu chí) gồm các xã: Thanh Nưa, Mường Phăng, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh An, Pom Lót.
Nhóm bốn (đạt từ 5-9 tiêu chí) gồm có xã Sam Mứn, Nà Tấu, Nà Nhạn, Núa Ngam, Mường Nhà, Pá Khoang. Nhóm năm gồm các xã dưới 5 tiêu chí: Hua Thanh, Na Ư, Hẹ Muông, Mường Pồn, Pa Thơm, Phu Luông, Na Tông, Mường Lói. Như vậy, trên địa bàn huyện Điện Biên không có xã nào “trắng” tiêu chí.
Vấn đề hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập được huyện quan tâm như thế nào, thưa ông?
Trong năm qua, các xã trong huyện tiến hành hoàn tất thủ tục và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như tổ chức trồng, chăm sóc 75ha cây ăn quả; thực hiện mô hình chăn nuôi gà ở xã Thanh Xương, Thanh Luông tổng đàn 11.910 con, 120 hộ tham gia; mô hình hỗ trợ máy phay làm đất 22 cái/22 nhóm hộ, bình phun điện 130 bình/130 hộ; mô hình nuôi cá 3,8ha; mô hình nuôi lợn 100 con/50 hộ.
Huyện còn mở 22 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với 1.334 học viên tham gia; tổ chức được 9 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 315 học viên, chủ yếu là kỹ thuật chăn nuôi phòng trị bệnh cho gia cầm. Các mô hình, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất lồng ghép khác như Chương trình 135 hỗ trợ bò giống, dê giống, nuôi gà vịt, hỗ trợ rét đậm rét hại, hỗ trợ đất lúa, ổn định sản xuất của các hộ nghèo... với tổng kinh phí thực hiện gân 28 tỷ đồng.
Đến nay, huyện có 7/25 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm còn 24,94%, giảm 5,26% so với năm 2015; có 6/25 xã đạt tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo.
Về phát triển kinh tế tập thể, đến 10/12/2016, toàn huyện hiện có 42 hợp tác xã đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 98.000 triệu đồng (các xã viên cùng góp vốn), với trên 800 lao động. Các hoạt động kinh doanh thương mại phát triển tốt, hàng hóa dồi dào, phong phú, cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu hỗ trợ các hộ thành viên phát triển sản xuất. Đến nay, huyện có 14/25 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất.
Năm 2017, huyện đặt ra những mục tiêu gì, thưa ông?
Năm 2017, chúng tôi tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn giai đoạn 2015 là Thanh Chăn; tiếp tục đầu tư bổ sung để 4 xã Thanh Xương, Thanh Hưng, Noong Hẹt, Thanh Luông hoàn thành các nội dung, tiêu chí chưa đạt chuẩn; chỉ đạo có thêm 5 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (15 - 19 tiêu chí) gồm: Pom Lót, Thanh Yên, Thanh Nưa, Thanh An và Mường Phăng; các xã còn lại hoàn thành thêm ít nhất từ 3 - 4 tiêu chí. Phấn đấu 7 xã đạt từ 10-13 tiêu chí gồm: Mường Pồn, Mường Nha, Nà Tấu, Nà Nhạn, Núa Ngam, Noong Luống, Sam Mứn; 8 xã đạt từ 5-9 tiêu chí gồm: xã Pa Thơm, Pá Khoang, Hua Thanh, Hẹ Muông, Phu Luông, Na Ư, Na Tông, Mường Lói. Không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 13,32 tiêu chí/xã.
Xin cảm ơn ông, chúc cho những mục tiêu, kế hoạch của huyện Điện Biên sẽ hoàn thành!
Theo: Đỗ Hùng/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã