Học tập đạo đức HCM

Vì sao vỡ trận chăn nuôi lợn? - Bài 3: Để không còn phải giải cứu

Thứ tư - 10/05/2017 03:07
Nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi trong bối cảnh rớt giá, những ngày qua, Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, đoàn thể đã phát động phong trào giải cứu thịt lợn.
Bước đầu, phong trào đã tạo được hiệu quả khá tích cực, tuy nhiên, để không còn phải lặp lại tình cảnh tương tự, cần phải giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Siết chặt điều kiện chăn nuôi
Ngay sau khi lợn hơi rớt giá mạnh, Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, DN để tìm cách giải cứu. Mấy ngày qua, nhiều DN, đơn vị, đoàn thể đã tổ chức các hoạt động thu mua, tiêu thụ thịt lợn cho người nông dân, trong đó có cả hoạt động giết mổ rồi cấp đông, tạm trữ thịt phục vụ cho thị trường dịp Hè. Động thái này bước đầu đã kéo giá lợn nhích lên một chút, giảm bớt mức thua lỗ cho người nuôi. Tuy nhiên, về lâu dài phải nhanh chóng tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn một cách bền vững, quy củ hơn.
Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân, để sản xuất bền vững, thời gian tới, các địa phương cần tập trung thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu ngành chăn nuôi dựa trên quan điểm tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp và Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Trong đó chú trọng các khâu đột phá về giống, khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tổ chức liên kết để sản xuất...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, giải pháp căn cơ nhất để cứu ngành chăn nuôi là rà soát để giảm quy mô, tốc độ tăng trưởng đến mức phù hợp nhất, đặc biệt với đàn lợn nái. Mục tiêu đến 2019, giảm đàn lợn nái xuống còn 3 triệu con nhưng vẫn phải nâng cao về chất lượng để hạ giá thành, bởi hiện nay khâu giống đang chiếm 15% chi phí chăn nuôi. Cùng với đó, tổ chức chăn nuôi nông hộ theo mô hình HTX, tổ, đội sản xuất, DN nhỏ để giảm chi phí đầu vào. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ở những vùng có điều kiện phát triển vật nuôi khác như bò, gia cầm, dê… thì người dân nên chuyển đổi, không nhất thiết phải chăn nuôi lợn.
Để kiểm soát chăn nuôi phát triển theo đúng quy hoạch, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xem đây là ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Ông Lê Quang Thành – Giám đốc Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương lấy ví dụ, ở các nước có chăn nuôi lợn phát triển, mọi hoạt động của các trang trại đều phải có giấy phép. Ngoài giấy phép kinh doanh, đảm bảo điều kiện môi trường, phải đăng ký và giám sát về số lượng tổng đàn. Theo ông Thành, thời gian tới, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương phải quyết liệt dẹp bằng được các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại chăn nuôi lợn tự phát, nhất là trang trại nằm trong khu dân cư, không có hệ thống xử lý chất thải theo quy định.
Gắn với thị trường đầu ra
Theo các chuyên gia, để sản xuất bền vững, các địa phương cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, đảm bảo vệ sinh thú y để tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ. Đặc biệt, chăn nuôi phải được tổ chức theo chuỗi liên kết, gắn với đầu ra, tuyệt đối không mở rộng đàn khi không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều DN cũng đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng đầu ra với sản phẩm thịt lợn. Nguyên nhân khiến cho thịt lợn vẫn chưa thể xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường chủ yếu do chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chí của nước sở tại và Việt Nam chưa đạt thỏa thuận chất lượng kiểm dịch với nước nhập khẩu mặt hàng này. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện sản phẩm thịt lợn Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường Hongkong (Trung Quốc) và Malaysia - nơi đã ký Hiệp định về thú y, công nhận chất lượng kiểm dịch với Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, phía Nga đã cử một phái đoàn đến Việt Nam để tìm kiếm nguồn cung thịt lợn nhưng sau đó phải chuyển hướng sang Thái Lan vì các trại chăn nuôi của Việt Nam không đảm bảo an toàn thú y.
Tương tự, một số trang trại chăn nuôi không thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do cơ quan thú y của Việt Nam và Nhật Bản chưa thống nhất với nhau về mã xuất khẩu để làm đầu mối giao dịch. Vì thế, dù sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nước nhập khẩu nhưng không xuất đi được. Do đó, thời gian tới cần phải tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm này.
Liên quan tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho thịt lợn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Bộ cũng đang xúc tiến đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu chính ngạch. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường này, ngoài đàm phán về vấn đề ATTP, kiểm dịch thú y, theo ông Tám cần phải xây dựng những vùng cơ sở an toàn dịch bệnh đạt chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Một điều quan trọng khác là người chăn nuôi phải tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm được giá thành, giảm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Đồng thời, tăng cường chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo yêu cầu của các phân khúc thị trường.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, không được để xảy ra những trường hợp tương tự như thịt lợn vừa qua. Thủ tướng cho rằng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là đúng hướng nhưng cần xem xét thị trường tiêu thụ nào cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đó, chứ không chỉ tập trung vào sản xuất mà không chú ý vấn đề tiêu thụ.
Tại cuộc họp báo do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam vừa tổ chức, bà Ulla Tornes - Bộ trưởng Hợp tác phát triển Đan Mạch nêu rõ, ở Đan Mạch, tiêu chuẩn VSATTP được đề cao, có hệ thống truy xuất nguồn gốc, quy chuẩn rõ ràng để người tiêu dùng biết thực phẩm từ đâu đến và được sản xuất ra sao. Việc chưa có bộ quy chuẩn khiến thịt lợn Việt Nam khó có thể xuất khẩu vào Đan Mạch cũng như châu Âu nơi có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.

Hà Nội không khuyến khích chăn nuôi lợn thương phẩm mà tập trung phát triển sản xuất con giống, vừa tốn ít diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cho giá trị gia tăng cao. Tới đây, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (CA TP) rà soát, xử lý, di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Nguyễn Huy Đăng

Theo: Thiên Tú - Lê Nam/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập922
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại749,189
  • Tổng lượt truy cập93,126,853
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây