Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Cần giữ gìn và phát phát huy văn hoá làng xã truyền thống

Thứ tư - 10/05/2017 05:32
Theo tổng quan về thực trạng phát triển nông thôn mới Việt Nam, đề án của Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị thì kiến trúc văn hoá nông thôn vốn mang nhiều mầu sắc, thông qua cấu trúc nhà ở truyền thống và thể hiện ngay cả trong giao ước mang tính quy định làng xã như Hương ước làng, thông qua các lễ hội và các ngành nghề truyền thống.... Quá trình phát triển những nét văn hoá trên ngày càng có giá trị, nhưng cũng đang ngày càng bị mai một. Trong xây dựng nông thôn mới, cần giữ gìn và phát phát huy những nét đẹp của văn hoá làng xã truyền thống.


Làng ở nông thôn đẹp và đồng bộ hơn nhờ có quy hoạch nông thôn mới

Theo Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị, trong quá trình phát triển của đất nước, việc xây dựng điểm dân cư cụ thể còn rất tuỳ tiện, mang nặng tính tự phát và đã làm xuống cấp môi trường ở điểm dân cư. Đặc biệt những khu vực có tốc độ đô thị hoá diễn ra mãnh liệt như khu vực ven đô, làng nghề. Một số khu vực có sự phát triển các hình thái mới của điểm dân cư trong quá trình phát triển kinh tế như điểm dân cư trang trại, điểm dân cư vườn rừng... vẫn chưa có mô hình tốt trong tổ chức kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng điểm dân cư.

Bên cạnh đó, nông thôn còn đang đối diện với một số vấn đề như sự không nhất quán trong sử dụng đất xây dựng, trong bố trí xây dựng các công trình công cộng trong các điểm dân cư (khu vực có điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế tương tự nhau), sự phát triển không hợp lý các điểm dân cư trung tâm xã... Đây đều là những vấn đề cần phải xem xét trong xây dựng mô hình nông thôn mới.

Một thực trạng phát triển điểm dân cư cũng cần phải nhắc đến là vấn đề điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ở góc độ này, đó là việc thiếu hoạch định phát triển một cách hệ thống công nghiệp nông thôn phù hợp với tiềm năng và thị trường, tình trạng phát triển tự phát, phân tán của các loại hình sản xuất công nghiệp mới theo hộ gia đình, sự quá tải về điều kiện hạ tầng và xuống cấp về môi trường trong các làng nghề truyền thống.

Các vấn đề nêu trên dẫn đến tình trạng vừa không đảm bảo môi trường điểm dân cư đồng thời không tạo được điều kiện cải tiến công nghệ và tạo sức cạnh tranh trong phát triển.

Về kết cấu hạ tầng nông thôn, nhìn chung hiện nay còn rất yếu kém, cả về kết cấu hạ tầng đầu mối cũng như trong điểm dân cư và chưa tạo được nền tảng thuận lợi cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều nơi việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chủ yếu được xem xét đáp ứng nhu cầu trước mắt và nhanh chóng bị lạc hậu trong quá trình phát triển. Vì vậy đã đến lúc, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cần thiết phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển của các điểm dân cư. Chỉ có như vậy mới tạo ra nền tảng kết cấu hạ tầng nông thôn thuận lợi cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Một vấn đề có nguyên nhân mang nhiều tính xã hội là không ít khu vực nông thôn hiện đang đánh mất ưu thế của mình so với khu vực đô thị về mặt môi trường. Đó là xây dựng mật độ cao với các kiểu nhà đô thị do hạn chế về điều kiện đất ở. Điều này không thể làm cho sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn gần lại, mà chỉ tạo cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng cách biệt xa ra.

Nông thôn phải tạo ra môi trường sống mang bản sắc riêng của mình mà đô thị không thể có được. Có như vậy mới tạo điều kiện cho cả hai môi trường sống đô thị và nông thôn phát triển bền vững. Các chính sách về đất ở nông thôn, kế hoạch hoá gia đình, phúc lợi công cộng và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đóng vai trò quan trong việc xây dựng môi trường phát triển bền vững này.

Liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hiện nay trên toàn quốc có 553 huyện, 9.111 xã và khoảng 1.000 trung tâm cụm xã, thị tứ. Số luợng điểm dân cư nông thôn chưa có một thống kê chính xác nhưng ước tính khoảng trên 74.000 điểm. Hình loại điểm dân cư nông thôn rất đa dạng, có thể là thị tứ hay điểm dân cư trung tâm cụm xã, điểm dân cư trung tâm xã; có thể là điểm dân cư ở thuần tuý hoặc gắn kết với một khu sản xuất phi nông nghiệp; có thể là một làng, làng nghề, một thôn, bản hoặc bao gồm nhiều thôn, hay thậm chí là vài hộ gia đình. Công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện còn hạn chế, mới phủ kín khoảng 23,3% số xã do địa bàn nông thôn quá lớn và đa dạng.

Trong những năm vừa qua xây dựng nông thôn mới đã mang đến cho nông thôn một diện mạo mới, giúp cho kiến trúc nông thôn đẹp và đồng bộ hơn. Nhưng bên cạnh đó quy hoạch kiến trúc nông thôn mới cần phải mang tính đa dạng, phù hợp giữa thực tại và phát triển, giữa xây mới và cải tạo, không thể tách rời hình thái sản xuất và đặc điểm của con người sống ở nông thôn để có tính ứng dụng cao trên địa bàn cả nước.

Theo: Hạ Ly/baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay54,039
  • Tháng hiện tại829,317
  • Tổng lượt truy cập92,003,046
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây