Học tập đạo đức HCM

Xã vùng biên thành điển hình

Thứ tư - 19/06/2013 03:11
Từ một xã nghèo, người dân là đồng bào Cơ Tu chủ yếu sống bằng làm nương rẫy, chỉ sau một thời gian ngắn, xã A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã đổi thay mạnh mẽ nhờ triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM).

 

Ông ALăng Bao - Chủ tịch UBND xã A Nông chia sẻ, A Nông là xã miền núi, nằm ở vùng biên giới của huyện Tây Giang, đời sống đồng bào nơi đây hết sức khó khăn và đa phần là hộ nghèo. Tuy nhiên, nhờ có những hướng đi đúng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên mấy năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong vùng đã có nhiều khởi sắc.

Người dân A Nông phấn khởi với công trình nước sạch mới đưa vào sử dụng.

"Đến nay, toàn xã có 18 gia trại, trang trại các loại, tổng đàn bò của xã đã gần 300 con, tăng hơn 4 lần so với mấy năm trước đây. Nhờ vào con bò, con lợn mà nhiều hộ gia đình khá giả hẳn lên” - ông ALăng Bao cho hay. Ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho rằng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tây Giang sẽ khó khăn nếu như không có cây cao su. Đó không chỉ là “cây thoát nghèo” nữa mà là “cây làm giàu” của đại bộ phận người dân miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Giang. Riêng đối với xã A Nông, cây cao su đang phát triển mạnh và đã trồng được gần 300ha. Hiện nay, toàn xã có 168 hộ thì có đến 150 hộ tham gia trồng, chăm sóc cây cao su với mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/hộ/tháng...

Ông ALăng Bao cho biết thêm, khi A Nông được chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh Quảng Nam, từ xã đến thôn đã bắt tay ngay vào công tác vận động, tuyên truyền nhân dân. Khi người dân hiểu được lợi ích thiết thực của chương trình, nhiều người hưởng ứng rất tích cực. Từ một xã chưa đạt tiêu chí nào, đến nay A Nông đã đạt 14/19 tiêu chí NTM. Nếu như không có gì trở ngại, thì lộ trình đến năm 2014, xã A Nông sẽ trở thành xã NTM.

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Quảng Nam có 50 xã được chọn làm điểm về NTM, tuy nhiên hiện nay hầu hết các xã ở vùng đồng bằng đang triển khai đúng lộ trình đặt ra. Tuy nhiên, đối với các xã miền núi thì điều kiện khó khăn hơn nên việc triển khai xây dựng NTM còn chậm hơn, riêng xã A Nông là một trong những xã xuất sắc nhất và là điển hình mẫu về NTM của tỉnh với nhiều cách làm hay và sáng tạo.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập638
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,771
  • Tổng lượt truy cập93,170,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây