Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu

Thứ tư - 30/01/2013 19:20
Thực hiện Quyết định số 2575/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt chương trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh với số xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 114 xã, mục tiêu đến năm 2015 có 41 xã (chiếm 36%), năm 2020 có 99 xã (chiếm 87%) đạt 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Qua 2 năm thực hiện Chương trình, Lâm Đồng đã có 2 xã có số tiêu chí đạt cao so với 19 tiêu chí Bộ tiêu chí Quốc gia là xã điểm của TW Tân Hội - huyện Đức Trọng, xã Xuân Trường - TP. Đà Lạt (đạt 18 tiêu chí) và 2 xã Quảng Lập, Lạc Lâm - Đơn Dương (đạt 16 tiêu chí). Hiện nay, đa số tiêu chí các xã đều nằm tập trung ở 2 nhóm: 5 - 8 và 9 - 13 tiêu chí có 81 xã chiếm 71,05%, nhóm dưới 5 tiêu chí chỉ chiếm gần 20%.

Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được phát huy rộng rãi, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: M.Ngọc
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được phát huy rộng rãi, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: M.Ngọc


Theo Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh: Quá trình triển khai xuất hiện một số mô hình tiêu biểu như mô hình tạo quỹ đối ứng từ cộng đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại TP. Đà Lạt, huyện Bảo Lâm; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học, xây dựng thôn xã sạch đẹp phục vụ xây dựng NTM ở huyện Đạ Tẻh; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp - Tổ hợp tác - Nông dân ở huyện Đơn Dương; mô hình xây dựng vùng nguyên liệu gắn với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến ở TP. Bảo Lộc.

Ở một số địa phương nổi lên nhiều điển hình tập thể và cá nhân qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM. Thành phố Bảo Lộc có hộ ông Nguyễn Xuân Các - với mô hình VAC sản xuất kinh doanh giỏi; hộ bà Nguyễn Thị Ứng (thôn 8, Đại Lào) vươn lên thoát nghèo nhờ vay vốn. Huyện Đạ Huoai: Với 5 tuyến đường thi công trong năm 2012, nhân dân hiến 3.510 m2 đất sản xuất, đóng góp 484 ngày công lao động, tổng trị giá ước khoảng 1 tỷ đồng. Tiêu biểu là gia đình các ông: Phạm Hồng Phúc, Phạm Văn Trách - thôn 1; Phạm Doãn Tâm, Chu Văn Tập - thôn 4, xã Hà Lâm. Ở huyện Đơn Dương, Ban Chỉ đạo xã Quảng Lập hoạt động đồng bộ, Ban phát triển các thôn bước đầu đi vào hoạt động nên có số tiêu chí đạt cao; dự kiến đạt 16 tiêu chí. Quảng Lập huy động sức dân tốt trong xây dựng công trình hạ tầng nên có điện thắp sáng ở các tuyến đường thôn, xóm.  Xã Lạc Lâm: Nhân dân chủ động đóng góp và tổ chức thực hiện “bê tông hoá” đường giao thông 5/10 thôn. Xã Ka Đơn, một số hộ dân ở thôn Karai, Ka Đơn góp tiền kéo điện ra đồng ruộng giải quyết bơm nước tưới cho trên 20 ha đất sản xuất nông nghiệp; nhân dân thôn Sao Mai vận động chỉnh trang lại nhà ở… Đối với huyện nghèo Đam Rông, nhiều hộ gia đình xây dựng thành công mô hình VAC. Tiêu biểu như: Ông Võ Nhất Linh (thôn Phi Jút), ông Phan Văn Tuấn (thôn Tân Tiến, xã Đã R’Sal), ông Lý Xuân Vù (thôn 5, xã Rô Men), ông Kơ Să Ha Đông (thôn Đạ Kao 2, xã Đạ Tông) và ông K Bốc (thôn Bóp La, xã Phi Liêng). Những mô hình phát triển kinh tế VAC này đã và đang là điểm sáng và tiêu biểu cho các hộ gia đình khác noi theo. Các hộ tích cực tham gia tốt phong trào thi đua do cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội Nông dân phát động; đồng thời nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn cho nhiều hộ lân cận cùng phát triển, giúp đỡ nhiều hộ xung quanh thoát nghèo.

Về kết quả thi đua “Dân vận khéo” năm 2012, liên ngành Dân vận Tỉnh uỷ và Sở NN & PTNT, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh đã kiểm tra để công nhận tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng. Theo đó, tỉnh đề nghị khen thưởng 6 tập thể cán bộ, nhân dân xã Liên Hiệp - Đức Trọng, Xuân Trường - Đà Lạt, Quảng Lập - Đơn Dương, Lộc Thanh - Bảo Lộc, Tân Châu - Di Linh, Phù Mỹ - Cát Tiên. Về cá nhân, đề nghị khen thưởng lãnh đạo xã Xuân Trường, Quảng Lập, Tân Châu.

Quán triệt sâu sắc phương châm chỉ khi nào “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ, Đảng lãnh đạo” thì chương trình xây dựng NTM mới thành công. Do vậy, năm 2013, cấp uỷ và chính quyền các cấp cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân để mọi người tham gia, hưởng ứng một cách chủ động và sáng tạo. Chú trọng khơi dậy nguồn lực tại chỗ theo phương châm: Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, đồng thời phát huy nguồn lực từ phong trào thi đua  của nhân dân.  

BÌNH NGUYÊN
Theo baolamdong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,103
  • Tổng lượt truy cập92,053,832
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây