Học tập đạo đức HCM

Nghĩa Phong - Nơi những tấm lòng cao cả xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 28/01/2013 02:07
Sẵn sàng hiến đất, hiến tiền, góp ngày công… để xây dựng nông thôn mới (NTM) là những hành động, nghĩa cử cao đẹp của hàng trăm hộ dân xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).



Đến Nghĩa Phong vào những ngày này, chúng tôi mới cảm nhận hết được sự “thay da, đổi thịt” của vùng đất lúa nơi đây. NTM đã mang đến cho làng quê này một “diện mạo” mới, một “hơi thở” mới “tràn” đầy sức sống, bên cạnh những ngôi nhà ngói, cao tầng vun vút là hệ thống giao thông đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá trải dài “trắng muốt”. 

Con đường thuộc thôn Thành An, xã Nghĩa Phong trước đây chỉ rộng 2m, nhưng từ khi thực hiện chương trình NTM, con đường này đã được bê tông hoá kiên cố và có độ rộng gấp đôi. Điều đặc biệt là con đường này được xây dựng trên chính sự tự nguyện hiến đất và góp công của hơn 300 hộ dân nơi đây.
Là một trong những hộ dân tích cực trong việc hiến đất làm đường NTM, ông Phạm Xuân Chu, người dân thôn Thành An cho biết, trước đây đường nhiều ổ gà, ổ vịt, đất đá lổn nhổn, đi lại rất khó khăn. Nhiều hôm trời mưa, đường trơn xe cộ đi lại “ngã như ngóe”, từ khi triển khai chương trình NTM đường xá được rải nhựa, bê tông hóa, việc đi lại của người dân trong thôn, xóm đã thuận tiện hơn rất nhiều.
Ngoài quyên góp tiền xây dựng đường xá, bà Nguyễn Thị Lan, thôn Thành An còn là một trong những cá nhân hăng hái trong việc góp công xây dựng NTM. Bà Lan chia sẻ xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm mang lại một cuộc sống ấm lo cho nhân dân nên bà rất đồng tình ủng hộ. Vì vậy, tất cả những buổi xã phát động nhân dân tham gia ủng hộ ngày công, tiền bạc bà đều tham gia.
Theo Lãnh đạo xã Nghĩa Phong, triển khai mở rộng đường dong, ngõ xóm là việc làm hết sức khó khăn và phức tạp vì đường trong thôn xóm thường nằm cạnh đất thổ cư của dân nên mở đường là đụng chạm đến đất đai, quyền lợi của họ. Chính vì vậy ngay từ khi triển khai chương trình NTM, chính quyền xã đã tiến hành họp dân, phổ biến, tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng, Nhà nước đến từng cán bộ, hộ dân trong toàn xã. Và chương trình NTM ở Nghĩa Phong diễn ra rất thuận lợi, nhiều hộ dân đã tình nguyện tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công cho các công trình NTM mà không chút do dự, tính toán nào.
“Mở đường, gia đình tôi cũng bị đụng chạm đến đất đai, quyền lợi, thế nhưng thiết nghĩ trước đây giành cả tuổi trẻ đi đánh giặc mình còn không tiếc, nay Nhà nước mở đường mang lại cuộc sống tươi mới, sạch đẹp cho nhân dân, hiến chút đất đai và tiền bạc thì tiếc gì…” ông Chu vui vẻ cho biết thêm.
Là một trong những hộ gia đình hiến hàng chục m2 sân, cổng, đất vườn nhưng không lấy tiền đền bù, ông Trần Tiến Điện vui vẻ kể, khi tiến hành hiến đất không nhận tiền đền bù, ban đầu anh em, con cháu trong nhà phản đối rất nhiều, nhưng khi thấy ông kiên quyết và nhận thức được ích lợi của chương trình NTM con cháu đã chuyển sang ủng hộ.
Việc mỗi thôn thành lập ban hương ước gồm Bí thư, trưởng thôn, xóm, các trưởng, chánh họ giáo và già làng đóng vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động nhân dân tham gia NTM đã giúp phong phào NTM ở đây ngày càng gắn kết và thiết thực.
Là một trong những cán bộ năng nổ trong phong trào vận động dân hiến đất, góp công làm đường, ông Ngô Xuân Trường, Trưởng ban hương ước thôn Thành An, chia sẻ, dân là những người rất thật thà và thiết thực. Những ngày đầu đi vận động bà con hiến đất làm đường ông thường gặp phải sự phản đối kịch liệt của nhân dân, nhưng khi nghe ông thuyết phục những lợi ích mà chương trình NTM mang lại, “mưa dầm thấm lâu” cộng với nhận thức tốt, người dân trong thôn xóm, trong xã đều quay sang ủng hộ chương trình.  
Theo ông Trường, để xây dựng NTM, bên cạnh những định hướng, chính sách chỉ đạo xây dựng NTM của Trung ương thì xây dựng NTM phải là một cuộc vận động toàn dân, toàn diện, phải huy động sức mạnh tập thể, lấy sức mạnh của toàn dân làm “đòn bẩy” có như vậy NTM mới thành công, có hiệu quả cao.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng chính nhờ sự tuyên truyền thuyết phục, rành mạch, hấp dẫn của lãnh đạo xã Nghĩa Phong và những tấm gương hiến đất là các đảng viên, già làng gương mẫu như ông Phạm Xuân Chu, ông Trần Tiến Điện, bà Nguyễn Thị Lan… đến nay phong trào hiến đất ở Thành An dấy lên cao, người hiến nhiều có đến 20 – 30m2, người hiến ít một vài m2. 300 hộ dân, Thành An đã có trên 3000 m2 đất ven đường được hiến tặng để xây dựng các công trình trong chương trình NTM./.
Như Lực
Nguồn: ven.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập860
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm859
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,620
  • Tổng lượt truy cập93,143,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây