Tính đến hết tháng 4/2015, số xã đạt chuẩn NTM là 852, dự kiến có 1.800 xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2015, đời sống người nông dân được nâng cao, tạo tiền đề xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020. Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn cần tháo gỡ như tiêu chí cơ sở hạ tầng còn thấp, đứt đoạn trong sản xuất, thu nhập người dân vẫn chưa ổn định, cơ cấu nguồn vốn chưa hiệu quả, thiếu vốn phát triển sản xuất...
Nguồn lực ngân sách nhà nước bố trí hàng năm vẫn còn thấp. Thực tế, 5 năm qua, vốn cho xây dựng NTM bình quân chỉ có 5 tỷ đồng/xã, trong khi nhu cầu vốn mỗi xã từ 150 - 170 tỷ đồng/xã.
Dự kiến, hết năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt chuẩn NTM nhưng chủ yếu nằm ở những vùng kinh tế phát triển, có điều kiện tập trung nguồn lực. Còn lại những vùng khó khăn thì tỷ lệ đạt chuẩn NTM chưa cao (hiện nay còn 6 địa phương chưa có xã đạt chuẩn NTM gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Đăk Nông). Ở một số ít địa phương có dấu hiệu chạy theo thành tích, dẫn đến nợ đọng xây dựng tương đối phổ biến, hoặc huy động quá sức người dân nông thôn.
Thêm vào đó, cơ chế, chính sách chưa phù hợp, nhất quán; cơ chế thanh toán, quyết toán còn phức tạp, rườm rà; hướng dẫn tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện đặc thù ở các vùng khó khăn, nhất là tiêu chí về cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch. Nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp trong xây dựng NTM vẫn còn hạn chế, mới chỉ đạt 3,41%...
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm gồm: phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn, xã; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập cho người dân; vệ sinh môi trường; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội nông thôn; nâng cao hiệu quả truyền thông… Tổng mức vốn cho chương trình này khoảng 1.000.000 tỷ đồng. Phân bổ cơ cấu nguồn vốn gồm: ngân sách nhà nước chiếm 33 - 35%, tín dụng 42 - 45%, doanh nghiệp 10 - 15%, dân góp khoảng 10%. Tuy nhiên, việc bố trí và huy động nguồn lực trong giai đoạn tới gặp một số vấn đề như: việc tăng huy động từ nguồn vốn tín dụng đồng nghĩa phải chấp nhận rủi ro cao, tạo gánh nặng cho ngân sách, nguồn lực huy động từ dân có nhiều khả năng sẽ giảm. Theo ông Trần Thanh Nam, định mức phân bổ nguồn vốn sẽ theo tiêu chí nhà nước, trong đó nguyên tắc phân bổ có ưu tiên các xã nghèo, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo.
Mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn NTM, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM. Thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, bình quân đạt 15 tiêu chí NTM/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;