Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tâm - Khó khăn còn nhiều

Thứ tư - 17/06/2015 03:45
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nhưng do còn nhiều khó khăn, trở ngại, đến nay xã Đồng Tâm (Bình Liêu) mới chỉ thực hiện được 8/19 tiêu chí.

Xã Đồng Tâm có 820 hộ dân (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 99%) sinh sống rải rác ở 16 thôn bản. Toàn xã có 1.994 lao động (chủ yếu là nghề nông) thì có trên 90% chưa được qua đào tạo nghề, chưa kể xã vẫn còn gần 300 người mù chữ.

Phần lớn các tuyến đường liên thôn ở Đồng Tâm vẫn là đường đất.
Phần lớn các tuyến đường liên thôn ở Đồng Tâm vẫn là đường đất.

Ông  Nguyễn Kiên Trung, Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm cho biết: Thời gian qua xã đã tập trung đẩy mạnh việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tận dụng diện tích để canh tác các loại cây màu làm thức ăn cho chăn nuôi. Nhiều mô hình đã được đưa vào triển khai thực hiện như nuôi bò vàng, gà sao, lợn nái, ong lấy mật… giúp người dân có hướng đi mới trong phát triển sản xuất. Xã cũng tăng cường hiệu quả hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thông qua việc xây dựng và triển khai “Đề án sản xuất nông - lâm nghiệp”, trong đó tập trung mở các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật. Thế nhưng điều chúng tôi lo ngại nhất trong việc triển khai xây dựng NTM đó là tiêu chí thu nhập của người dân. Hiện, cả xã vẫn chưa có một trang trại, gia trại nào. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 17%, hộ cận nghèo chiếm 10%. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 8,3 triệu đồng/người/năm. Người dân trong xã chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai, sắn và nuôi thêm con lợn, con gà để cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Nguyên nhân hiện nay Đồng Tâm vẫn còn nhiều hộ nghèo là do tập quán sản xuất lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ và manh mún, phụ thuộc vào thiên nhiên, không áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một bộ phận lớn người dân ngại học hỏi, không mạnh dạn đầu tư, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Chính vì thế không ít mô hình đã triển khai song chỉ dừng ở việc thí điểm hoặc “chết yểu”. Đơn cử như mô hình nuôi gà thương phẩm, từ chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế ngân sách tỉnh, năm 2012, huyện đã hỗ trợ 100 con gà cho 2 hộ dân thôn Nà Áng và Hoàng Thạnh triển khai. Tuy nhiên, mô hình này đã sớm “chết yểu” vì người dân e ngại kinh phí đầu tư chuồng trại lớn, rủi ro khi dịch bệnh, cộng với đầu ra không ổn định, hiệu quả kinh tế bấp bênh nên các hộ dân đã không hào hứng tham gia. Hay như mô hình trồng khoa tây Atlantic Mỹ, mô hình được triển khai trên địa bàn xã vụ đông xuân 2014 tại thôn Đồng Long trên diện tích 5,6ha với 40 hộ dân và 1 HTX tham gia. Trong quá trình sinh trưởng, cây phát triển tương đối tốt, tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên cây bị dịch sương mai khiến cho phần lớn diện tích bị hư hỏng, hiệu quả thấp.

Ai đặt chân đến Đồng Tâm đều không khỏi ngỡ ngàng bởi ngoài tuyến đường liên xã, đi qua trụ sở UBND xã được bê tông hoá thì hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn ở đây đều là đường đất. Được biết, năm 2014, từ nguồn ngân sách của Trung ương và tỉnh,  xã đầu tư xây dựng 8 công trình đường giao thông nông thôn với tổng số vốn là gần 3 tỷ đồng các tuyến đường thôn Chè Phạ, Nà Áng, Nà Khau, Nà Tào... Song con số này còn khá khiêm tốn bởi tỷ lệ đường liên thôn, xóm được bê tông hoá trên địa bàn xã mới chỉ đạt 25%. Đơn cử như đường liên thôn Pắc Pò - Xăm Quang, mặc dù cách trung tâm xã chưa đầy 1km song tuyến đường này vẫn là đường đất.

Ông Vi Quốc Bảo, Trưởng thôn Pắc Pỉn tâm sự: Thôn chúng tôi chỉ có 12 hộ dân thôi thế nhưng đường sá thế này thì khó khăn quá, tội nhất là các cháu nhỏ. Bởi không chỉ tiểu học, trung học mà các cháu mầm non hàng ngày vẫn phải đi qua con đường này để ra trung tâm xã học. Đường đất nên trời nắng thì bụi mù mịt còn trời mưa đường trơn tuột, bùn ngập ống chân, đi trên đường chẳng khác lội dưới ruộng. Không chỉ có thôn chúng tôi mà còn trên 100 hộ dân thôn Xăm Quang mỗi lần đi ra xã đều phải qua con đường này. Cũng bởi đường xấu nên thôn đã nghèo lại càng nghèo, nhiều năm liền thôn luôn giữ “kỷ lục” 100% hộ nghèo. Chúng tôi không ngại bỏ công sức chỉ mong Nhà nước quan tâm đầu tư sớm xây dựng tuyến đường. Con đường đi tới đâu đói nghèo được xoá bỏ tới đó.

Để Đồng Tâm có thể khắc phục những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM thì rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Song quan trọng hơn hết đó sự chủ động, chung sức của người dân.

Theo: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay31,868
  • Tháng hiện tại112,648
  • Tổng lượt truy cập88,790,982
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây