Theo Sở NN&PTNT, sau hơn hai năm thực hiện Chương trình, Hà Nội đã có 52 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 120 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí; 126 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí; còn lại 103 xã đạt dưới 5 tiêu chí. TP đã có 19/19 huyện, thị xã đã lập xong, trong đó có 15 huyện, thị đã phê duyệt đề án, còn 4 huyện đang chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của UBND TP. Riêng đối với cấp xã, đến nay 100% số xã trên địa bàn TP đã lập đề án, trong đó có 248 xã có quyết định phê duyệt, 153 xã đang tiến hành khảo sát lập đề án.
Tại các xã điểm xây dựng NTM, mô hình điểm T.Ư ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) đạt 18/19 tiêu chí. Ba xã điểm của TP là Song Phượng (Đan Phượng), Mai Đình (Sóc Sơn) và Đại Áng (Thanh Trì) đều đạt từ 14 - 17 tiêu chí. Tại 15 xã điểm của các huyện, thị, đến nay có 7 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 8 xã còn lại đạt từ 10 - 13 tiêu chí.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái cho biết, qua hai năm thực hiện Chương trình, bên cạnh những thuận lợi, Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn (như số xã lớn - 401 xã, các xã chênh lệch nhau nhiều, năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở không đều, việc huy động vốn khó…). Từ nay đến năm 2015, việc phấn đấu thực hiện 40% số xã (khoảng 161 xã) đạt chuẩn NTM theo chỉ đạo của Bộ Chính trị là khó, tuy nhiên, Hà Nội vẫn quyết tâm hoàn thành.
Sau khi có Chương trình MTQG xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 02, UBND TP cũng có kế hoạch thực hiện. Từ việc thực hiện xã điểm của T.Ư là Thụy Hương (Chương Mỹ), Hà Nội đã rút kinh nghiệm để áp dụng cho các xã điểm của TP. Đến nay, việc xây dựng quy hoạch tại các xã NTM đã tương đối khoa học, bài bản, ít tốn kém. Từ nay đến hết năm 2012, Hà Nội sẽ quyết tâm chỉ đạo hoàn thành quy hoạch tại các xã, sau đó tập trung vào dồn điền đổi thửa, xây dựng hạ tầng sản xuất…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý cho rằng, Hà Nội đã xây dựng được các mô hình tốt, đã quan tâm bố trí kinh phí và huy động được các nguồn lực, đã làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng đề án… Mặc dù cố gắng triển khai, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Hà Nội cũng còn một số tồn tại như: Quy hoạch chậm, các dự án nông nghiệp triển khai chậm, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, tiến độ thực hiện ở một số xã còn chậm…
Do vậy, trong thời gian tới, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về vấn đề này. Nên đưa nội dung xây dựng NTM vào công tác chính quyền; có khen thưởng, có phê bình nhắc nhở. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, TP cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn công tác quy hoạch và xây dựng đề án. Để huy động được nguồn vốn, TP nên lồng ghép các chương trình, tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn. Ông Lý đề nghị TP rà soát lại nhu cầu vốn, rà soát lại các chỉ tiêu đăng ký để T.Ư xem xét, cân nhắc. Riêng việc sửa đổi các tiêu chí theo đề nghị của Hà Nội và nhiều địa phương khác, Ban Chỉ đạo T.Ư giao cho các bộ hoàn thành trong tháng 8.
Nguồn: BáoMới.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;