Học tập đạo đức HCM

Đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ hai - 16/07/2012 23:31
Quá trình đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến nông sản đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này
Để đạt mục tiêu đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến nông sản giai đoạn 2010-2015, cả nước cần trang bị mới hơn 7 triệu động cơ, máy kéo, máy tuốt lúa, lò sấy có động cơ, máy xay xát và gần 8,7 triệu máy bơm nước, máy chế biến thức ăn gia súc thủy sản, cưa xẻ gỗ, xe tải nông thôn… Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo đội ngũ kỹ thuật cơ khí có trình độ trung cấp và đại học cũng rất lớn. Đây chính là những cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị, nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này.
Cả nước hiện có gần 500.000 máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp với tổng công suất trên 5 triệu mã lực, 580.000 máy tuốt đập lúa, 17.992 máy gặt các loại… Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 11.424 máy gặt các loại. Cơ giới hoá trong nông nghiệp chủ yếu ở khâu làm đất cây hàng năm, tập trung cây lúa, tuốt (tuốt lúa đạt 95%), vận chuyển và xay xát lúa gạo (xay xát lúa gạo đạt 95%). Các khâu canh tác như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa và các loại cây trồng khác có mức độ cơ giới thấp, chủ yếu là lao động thủ công. Trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp chỉ đạt bình quân 1,3 mã lực (CV)/ha canh tác. Trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 4 CV/ha, Hàn Quốc 4,2 CV/ha, Trung Quốc 6,06 CV/ha…
Để khắc phục hạn chế này và thu hút đầu tư nâng cao năng lực cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị hàng nông sản, cùng với việc tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách địa phương, các ban, ngành đang triển khai mạnh mẽ nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách hỗ trợ để giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
Theo Baodautu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập472
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm466
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại814,731
  • Tổng lượt truy cập88,169,801
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây