Dẫn PV Báo Điện tử DÂN VIỆT ra thăm cánh đồng măng tây xanh, anh nông dân hotboy Vũ Huy Tuấn, xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh cho biết: Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch măng tây xanh.
Với diện tích 45 sào (4,5 mẫu), mỗi ngày gia đình anh Tuấn thu được hơn 2 tạ măng tây xanh. Bên cạnh đó, anh còn đi thu mua khoảng 3 tạ măng tây xanh của các hộ dân khác trong xã. Bình quân mỗi ngày, anh cung cấp ra thị trường hơn 5 tạ măng tây xanh.
Là người có kinh nghiệm trồng măng tây xanh lâu năm, anh Tuấn cho biết: Măng tây xanh hiện được phân làm 3 loại: Loại 1, loại 2 và loại 3.
Giá măng tây xanh loại 1 (thân to, mập, đều, đẹp) hiện nay là 70.000 đồng/kg. Loại măng tây đặc biệt này chủ yếu cung cấp cho các khách "VIP" sành ăn, các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch.
Giá măng tây xanh loại 2 thấp hơn một chút là 60.000 đồng/kg. Giá măng tây xanh loại 3 (hàng xô, hàng loại) chỉ có 30.000 đồng/kg, tập trung vào nhóm tiêu dùng bình dân.
Anh Tuấn phấn khởi chia sẻ: "Không phải ngẫu nhiên mà măng tây xanh được gọi với các tên mỹ miều là "rau vua" hay "rau hoàng đế". Măng tây xanh là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế cũng rất cao. Măng tây xanh chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Măng tây xào thịt bò, gỏi măng tây xanh, trà măng tây xanh...
Theo anh Tuấn, măng tây xanh cũng có tác dụng và ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng…Về giá hiệu quả kinh tế, bình quân 1 sào trồng măng tây cho doanh thu từ 40– 45 triệu đồng/năm, trừ hết chi phí, người trồng măng tây xanh có lãi từ 20– 23 triệu đồng/sào/năm.
Theo anh Tuấn, hiệu quả kinh tế mà măng tây xanh mang lại khá hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng trồng được bởi việc trồng măng tây xanh đòi hỏi kỹ thuật cao và vốn đầu tư lớn. Bản thân anh Tuấn cũng từng suýt trắng tay vì măng tây xanh.
Nhớ lại quá trình trồng măng tây xanh anh Tuấn bộc bạch: "Năm 2012, giữa lúc đang phân vân tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi được người anh họ đang làm việc bên Nhật Bản giới thiệu một giống cây trồng đang được ưa chuộng. Đó là cây măng tây xanh...
Lên mạng hỏi ông "Gu gồ", anh Tuấn nhận thấy cây giống măng tây xanh của Nhật có khả năng chịu lạnh, kháng sâu bệnh tốt mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Nếu trồng giống măng tây xanh Nhật Bản thành công ở Bắc Ninh thì đây sẽ là loại cây mang giá trị kinh tế cao...
Cuối năm 2012, anh Tuấn đánh liều vay 100 triệu đồng để mua giống măng tây xanh Nhật Bản. Anh đầu tư trồng 8 sào măng tây xanh đầu tiên. Thời điểm mới trồng măng tây xanh, người không biết tò mò cho anh trồng cỏ lạ. Người hiểu chuyện cho rằng anh Tuấn quá liều lĩnh, bởi ở vùng quê của anh cây trồng này hoàn toàn mới, lạ.
"Lúc ấy cả huyện Lương Tài mới chỉ có gia đình tôi và 1 hộ khác trồng măng tây xanh. Nhiều người thấy bố con tôi mang mang tây xanh ra trồng ngoài đồng thì xôn xao hỏi: Cây gì mà lá bé tí thế này, hay trồng cây cỏ gì mà lạ quá?"- anh Tuấn nhớ lại.
Vụ đầu tiên, anh Tuấn trồng măng tây xanh tương đối thành công. Măng tây xanh phát triển tốt, năng suất cao.
Tuy nhiên, bước sang vụ thứ hai, cây măng tây bắt đầu bị bệnh nấm thán thư và phải hủy gần như toàn bộ.
Trước cơ nghiệp có nguy cơ bị mất trắng, không chán nản, từ bỏ, anh Tuấn chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các chương trình hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh, kinh nghiệm chăm sóc măng tây xanh trên các phương tiện thông tin.
Anh Tuấn còn mời các chuyên gia nông nghiệp trực tiếp về tư vấn kỹ thuật trồng măng tây xanh tại ruộng.
Anh Tuấn xử lý lại đất để trồng lại vườn măng tây xanh. Anh trồng măng tây xanh với hàng cách hàng 1 – 1,2 m, cây cách cây 40-45 cm. Toàn bộ diện tích trồng măng tây xanh được anh đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nhỏ giọt công nghệ cao.
Theo anh Tuấn, măng tây xanh- loài rau tiền tỷ này ưa sạch nên trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh không được sử dụng thuốc sâu.
Phân bón cho măng tây xanh là phân hữu cơ. Anh Tuấn đã chế ra một số loại đạm từ cá, ủ phân gà với men vi sinh, ngâm đỗ tương, ngô rồi đem xay để tưới măng tây xanh vừa giúp tăng độ ngọt cho măng vừa cải tạo đất giúp cây phát triển.
Anh Tuấn cho biết: Với việc tập trung đầu tư trồng măng tây xanh đúng quy trình, trang trại rau "Hoàng đế" này của anh sẽ cho thu hoạch liên tục trong 9-10 năm
Nhờ nắm bắt được quy trình, kỹ thuật trồng măng tây xanh, đến nay, diện tích trồng măng tây xanh của anh Tuấn đã tăng lên thành 45 sào.
Từ trồng măng tây xanh, gia đình anh Võ Huy Tuấn có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Mô hình trồng măng tây xanh của anh tạo việc làm cho 13 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 5,5 - 6 triệu đồng.
Kinh nghiệm trồng măng tây xanh của anh Vũ Huy Tuấn
Thời gian thu hoạch măng tây xanh tốt nhất là buổi sáng, thường từ 3-4 giờ sáng, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Khi măng tây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì măng sẽ bị già và hơi đắng.
Điểm đặc biệt nhất của cây măng tây xanh chính là xuống giống 1 lần nhưng thời gian cho thu hoạch lên tới 10 năm. Mỗi chu kỳ thu hoạch măng tây xanh kéo dài 3 tháng, sau đó tái tạo, chăm sóc khoảng 1 tháng thì lại thu hoạch tiếp. Tính ra, mỗi năm măng tây xanh cho thu hoạch trong 9 tháng.
Vào mùa nắng thì có thể tưới măng tây xanh ngày 2 - 3 lần. Người trồng chú ý tránh tưới nước cho măng tây xanh sau 5 giờ chiều để tránh làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú.
Người trồng măng tây xanh vào mùa mưa thì cần chú ý làm rãnh thoát nước tốt, kiểm tra mực nước tưới, tuyệt đối không được để đất bị ngập úng, nếu không cây măng tây sẽ bị thối rễ…
Loài cây tiền tỷ này ưa sạch nên trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh không được sử dụng thuốc sâu. Phân bón cho măng tây xanh là phân hữu cơ.
Theo Đức Thịnh/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-ninh-trong-thu-rau-hoang-de-nhin-xa-cu-nhu-dong-co-dai-sang-mo-mat-ra-hotboy-nong-dan-nay-co-15-trieu-20210317175649123.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;