Học tập đạo đức HCM

Nhìn lại chương trình cải cách hành chính qua những con số

Thứ năm - 18/03/2021 03:41
(Chinhphu.vn) - Cải cách hành chính đã tạo sự “bứt phá, hiệu quả” như yêu cầu hay chưa? Việc áp dụng công nghệ thông tin để hình thành các dịch vụ công trực tuyến đã đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp hay chưa?… Đây là những vấn đề được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020 vào chiều nay, 18/3.
Số lượng văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC
Số lượng văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC

Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành một số lượng lớn các văn bản chỉ đạo, điều hành về CCHC. Trung bình mỗi năm các bộ, ngành ban hành 1.846 văn bản, các tỉnh, thành phố ban hành 1.916 văn bản. Việc xây dựng và ban hành kế hoạch CCHC hằng năm của các bộ, ngành và địa phương đã đi vào nề nếp, có chất lượng hơn.

 

Số lượng cơ quan, đơn vị được kiểm tra CCHC

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, số lượng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cũng tăng lên qua từng năm. Trong đó, năm 2019 có số đơn vị được kiểm tra nhiều nhất với số lượng 2.950. Công tác kiểm tra đã có tác động tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động, kỷ luật, kỷ cương của người đứng đầu, đội ngũ công chức, viên chức trong triển khai CCHC của các bộ, ngành, địa phương và từng cơ quan, đơn vị.

 

So sánh số lượng các tổ chức hành chính cấp tỉnh qua các giai đoạn

Ngày 12/3/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021. Theo đó, có 45 tỉnh, thành phố xây dựng đề án sắp xếp. Đến tháng 12/2020, đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.

 

Tỉ lệ văn bản hành chính được trao đổi dưới dạng điện tử tại các tỉnh, thành phố qua các năm

Từ năm 2011 đến nay, tỉ lệ trung bình công chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ tại các bộ, ngành là 99%, trong khi đó, tại các tỉnh, tỷ lệ này là khoảng 79,69%. Từ năm 2011 đến tháng 3/2020, trung bình tỉ lệ văn bản hành chính được trao đổi dưới dạng điện tử tại các tỉnh, thành phố là 86,1%. Trong các năm 2018 và năm 2019 tỉ lệ này đạt 100%.

 

Số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng cả nước

Giai đoạn 2016-2020 (tính đến tháng 3/2020), cả nước đã đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 5,4 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức. Việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức được thực hiện tại nhiều bộ, ngành và địa phương và bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức.

 

Hiệu quả cung cấp DVCTT

Số lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tăng đều qua các năm. Cho tới quí II/2020, số DVCTT mức 3 cả nước là 38.833, DVCTT mức 4 cả nước là 17.959 dịch vụ. Từ năm 2015 đến tháng 3/2020, trung bình số lượng cơ quan, đơn vị xây dựng hoặc sử dụng phần mềm một cửa điện tử ở các bộ, ngành là 92 cơ quan đơn vị; trung bình trong 6 năm ở 63 tỉnh, thành phố là gần 5.800 cơ quan, đơn vị.

 

Số liệu so sánh giá trị trung bình Chỉ số CCHC cấp bộ và tỉnh từ năm 2012-2019
Giá trị trung bình kết quả Chỉ số CCHC cấp bộ và cấp tỉnh đều cho thấy xu hướng tăng, trong đó Chỉ số cấp bộ tăng 10,25% , cấp tỉnh tăng 10,47%. Chỉ số CCHC cấp bộ có 4 năm đạt giá trị trung bình trên 80%, trong khi đó, Chỉ số cấp tỉnh có 3 năm đạt giá trị trung bình trên 80%. Đáng chú ý, có tới 6/8 năm đánh giá, Chỉ số CCHC cấp bộ đạt giá trị trung bình cao hơn so với cấp tỉnh. Điều này cho thấy, kết quả CCHC ở địa phương còn gặp nhiều thách thức hơn, nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của Trung ương về CCHC.

 

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú qua các năm

Số phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú của các bệnh viện thực hiện rất lớn và tăng dần hằng năm. Đến năm 2019 đã có trên nửa triệu lượt phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú. Đây là con số “khổng lồ”, cho thấy toàn hệ thống khám, chữa bệnh đang rất nỗ lực hướng tới sự hài lòng người bệnh. Tỷ lệ hài lòng  chung của người dân trên cả nước năm 2019 đạt 83,62%.

Đức Tuân/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay32,521
  • Tháng hiện tại300,144
  • Tổng lượt truy cập92,677,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây