Học tập đạo đức HCM

Vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Kỳ I)

Thứ năm - 18/03/2021 03:26
Kỳ I: Đưa chính sách nông nghiệp về nông thôn

Xác định nông dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới những năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Hội nông dân đã quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách tạo động lực cho nông dân, từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo ở các địa phương.
A1


Nhờ chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển sản xuất quy mô tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Mô hình trồng dưa an toàn mang lại hiệu quả cao tại HTX rau củ quả sạch Mạnh Liên, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.

Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân

Thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, Tỉnh ủy đã ban hành thông báo Kết luận số 480/TB/TU ngày 25/12/2012 về ý kiến chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án, theo đó Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã bám sát vào nội dung, chương trình hoạt động, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp của chính quyền các cấp; các tổ chức, cá nhân và hội viên nông dân đóng góp ủng hộ xây dựng, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp. Từ sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Ban chỉ đạo Đề án 61 các huyện, thành, thị đã xuất hiện nhiều điển hình làm tốt công tác quản lý, điều hành, vận động tăng trưởng nguồn vốn như: Hội Nông dân thành phố Việt Trì, các huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập… Hiện nay, số vốn của các đơn vị đều đạt trên 1 tỷ đồng. Qua khảo sát thực tế, việc tổ chức thực hiện sử dụng vốn vay của các dự án điển hình đã đạt hiệu quả cao, gắn với các dự án vay vốn đã vận động xây dựng được các mô hình kinh tế tập thể như chi, tổ hội nghề nghiệp, HTX làm ăn có hiệu quả.

Vân Đồn là xã miền núi của huyện Đoan Hùng với diện tích trồng bưởi trên 130ha, diện tích đang cho thu hoạch 90ha. Để tạo điều kiện cho hội viên nông dân trong xã  tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mở rộng quy mô trồng cây bưởi, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước cung cấp sản phẩm bưởi có chất lượng cao tại địa phương và thị trường của các tỉnh, thành cả nước, Hội Nông dân xã đã lập Dự án “Chăm sóc, nâng cao chất lượng bưởi Đoan Hùng” theo nhóm hộ liên kết phát triển sản xuất cây bưởi đặc sản cho thu nhập cao. Dự án có số vốn vay 500 triệu đồng cho 10 hộ tham gia vay vốn. Dự án được giải ngân vay vốn năm 2018, sau 2 năm thực hiện dự án, từ nguồn vốn vay các hộ đã tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới để cải tạo, trồng mới diện tích bưởi của gia đình, từ đó số quả trên cây bưởi được nâng lên rõ rệt, giá bán thị trường tiêu thụ ổn định đã giúp cho thu nhập của các hộ tham gia dự án được nâng lên; bình quân thu nhập của các hộ tham gia dự án đạt từ 100-150 triệu đồng/hộ/năm, giải quyết được 25 lao động có việc làm thường xuyên. Cùng với Dự án “Chăm sóc nâng cao chất lượng bưởi Đoan Hùng”, với số vốn vay 1 tỷ đồng cho 13 hộ tham gia  dự án “Chăn nuôi bò vỗ béo” tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thuỷ, sau 2 năm thực hiện dự án, qua đánh giá 4 lứa bò xuất chuồng, bình quân thu nhập của các hộ tham gia trừ chi phí đạt từ 30-50 triệu đồng/hộ/lứa, mang lại nguồn thu từ 60-100 triệu đồng/hộ/năm.

Đồng chí Nguyễn Bá Tuyên - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đoan Hùng cho biết: “Những năm qua, nhờ được định hướng, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi giúp nông dân lập thân, lập nghiệp, các dự án, mô hình trên địa bàn huyện phát triển mạnh, thành lập được các nhóm hộ có cùng mục đích sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, các mô hình kinh tế tập thể, các chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã…”.

Tính đến nay, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đang dư nợ cho vay trên 44 tỷ đồng cho gần 230 dự án với trên 1.200 hộ vay. Trong đó có 44 dự án trồng trọt, 148 dự án chăn nuôi, 27 dự án thủy sản, làng nghề và các loại hình khác 8; nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác là trên 14 tỷ đồng; nguồn vốn cấp tỉnh trên 15.400 triệu đồng; nguồn cấp huyện trên 6 tỷ đồng. Cùng với đó, trong 10 năm qua, dư nợ nhận ủy thác Ngân hàng CSXH của Hội Nông dân liên tục tăng cả về khối lượng và số lượng các chương trình tín dụng. Tổng dư nợ nguồn vốn đạt trên 1.200 tỷ đồng, quản lý tại 1.000 tổ TK&VV với gần 33.000 thành viên tham gia vay vốn. Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh giai đoạn 2012-2020” đã kịp thời trợ giúp nông dân có vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn. 

Cùng với hỗ trợ vốn, Hội nông dân tỉnh còn hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành, Liên minh HTX để tạo nguồn lực và thống nhất chương trình hành động trong quá trình củng cố, xây dựng kinh tế hợp tác ở nông thôn, qua đó đã xây dựng được 1.338 mô hình kinh tế tập thể, 279 mô hình hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả trên các lĩnh vực.

A2


Thông qua tổ chức Hội, nông dân Vũ Văn Tú, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì đã vay vốn đầu tư mở rộng mô hình nuôi trên 2.000 chim bồ câu Pháp phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường trong tỉnh, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững

Đến nay, thực hiện các chương trình, đề án trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X), các cấp hội nông dân tỉnh tích cực tham gia chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, quy hoạch vùng nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế, thế mạnh của từng địa phương, giai đoạn 2011-2015 và Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững”; chỉ đạo thực hiện 4 chương trình nông nghiệp trọng điểm gồm: Sản xuất lương thực, phát triển chè, phát triển rừng sản xuất và phát triển thủy sản; đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến bằng các nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến công, xây dựng NTM, chương trình 135, chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm.

Thực hiện hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp, đã hỗ trợ đưa trên 8,5 ngàn máy móc, thiết bị cơ giới hóa các loại vào phục vụ sản xuất và chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng số trên 20.000 hộ dân được thụ hưởng; hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất theo chương trình nông nghiệp trọng điểm trên 270 tỷ đồng. Chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 430 vùng sản xuất tập trung với quy mô trên 11.500ha, nhân rộng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích tăng 3,4 nghìn ha/năm, toàn tỉnh đạt 28,9 nghìn ha; có 471 trang trại đạt tiêu chí; 319 HTX hoạt động có hiệu quả; hình thành 22 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn; diện tích trồng chè chất lượng cao 862ha, nâng tổng diện tích trồng chè toàn tỉnh đạt 16.000ha; diện tích trồng bưởi Diễn đạt trên 2.110ha, bưởi Đoan Hùng đạt 348ha/năm… Qua hoạt động của hội ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương, mô hình điển hình với những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với việc đưa ra chính sách, mục tiêu cụ thể và triển khai đồng bộ từ tỉnh, địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện Đề án; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đã mang lại hiệu quả quan trọng, khẳng định được vị thế của tổ chức Hội, vai trò chủ thể, trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, bền vững.

Kỳ II: Khi vai trò chủ thể được  khơi dậy

Thanh Nga - Hoàng Hương/http://nongthonmoiphutho.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại302,607
  • Tổng lượt truy cập92,680,271
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây