Theo đó, Kế hoạch số 42/KH-UBND ban hành ngày 18/2/2021 về phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) yêu cấu các sở, ngành liên quan phối hợp với các địa phương tập trung phát triển mới 30-40 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mỗi quận, huyện, thị xã có từ 2 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trở lên đi vào hoạt động trong năm 2021.
Để hoàn thành chỉ tiêu này, UBND thành phố ban hành kèm theo 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, song song khảo sát lựa chọn các địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm, các sở, ngành liên quan công bố các điểm đạt tiêu chí theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương. Đồng thời, tổ chức lễ khai trương các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, phát triển hệ thống các điểm quảng bá, bán sản phẩm thông qua chương trình người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, phát triển kênh phân phối ở nước ngoài, theo các hình thức tuyên truyền, tổ chức hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
UBND thành phố cũng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc vận hành duy trì các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP đã khai trương năm 2020; tổ chức hội nghị liên kết thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên; kết nối các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước...
Trước mắt Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ tổ chức 2 hội chợ: Giới thiệu các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Hà Nội tại hai huyện Thạch Thất và Gia Lâm.
Dự kiến, hội chợ tại huyện Thạch Thất diễn ra từ ngày 8 đến 11/4 tới còn tại huyện Gia Lâm sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29/8. Mỗi hội chợ có quy mô 100 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất - kinh doanh của huyện; 1 gian hàng chung của ngành nông nghiệp thủ đô trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP của thành phố.
Các hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP; kết nối giao thương sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đơn vị kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng trực tuyến... qua đó giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận diện thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề (chiếm 1/3 làng nghề cả nước) và nông sản, đặc sản nổi tiếng.
Theo Quỳnh Mai/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ha-noi-se-phat-trien-30-40-diem-gioi-thieu-ban-san-pham-ocop-d286368.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã