Học tập đạo đức HCM

Bắt đất sét "nở hoa", bán giá hàng triệu đồng một sản phẩm

Thứ hai - 28/12/2020 17:50
Qua bàn tay của những người phụ nữ này, đất sét đã biến thành nhiều loại hoa khác nhau để trang trí và có giá trị cao.

Vì quá đam mê với hoa, chị Đặng Huyền Thanh (Hà Nội) đã từ bỏ công việc làm kế toán gần chục năm để về tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu cách làm hoa bằng đất sét. “Tôi tìm hiểu và làm cách đây 2 năm rồi nhưng đến tháng 3 năm nay mới quyết định nghỉ hẳn công việc kế toán để về chuyên tâm vào làm và kinh doanh hoa bằng đất sét”, chị nói.

Trước khi biết đến hoa bằng đất sét, chị Thanh từng mê mẩn những bông hoa làm bằng giấy và lụa. Nhưng chị chủ yếu làm để chơi và thỏa mãn niềm đam mê. Sau này, chị biết đến và thử làm hoa đất sét xem như thế nào, muốn thử sức ở một nguyên liệu hoàn toàn mới. Không ngờ, chị càng làm lại càng thấy yêu và thích môn nghệ thuật này và muốn phát triển nó.

Chị Thanh làm hoa bằng đất sét để tạo tranh.

Những bức tranh làm rất kỳ công nên giá lên đến hàng triệu đồng/bức.

Chị Thanh cho biết mỗi loại hoa sẽ có một cái khó riêng mà chỉ người làm mới có thể cảm nhận được. Với hoa giấy, chị chỉ làm và uốn cánh là coi như xong nhưng hoa đất muốn làm được phải học cách trộn đất, chờ đất được mới làm hoa, đất ướt hay khô quá đều không làm được.

“Không chỉ vậy, hoa làm bằng đất khi hoàn thiện phải đem phơi khô rồi tô màu. Việc này đòi hỏi phải khéo léo và biết cách pha, tô sao cho mềm mại và nhìn như thật nhất”, chị cho hay.

Vì nhiều công đoạn, một bức tranh về hoa hay hoa lẻ để cắm bình bằng đất sét hoàn thiện tốn rất nhiều thời gian, thường phải mất khoảng 2-4 ngày. Theo chị, những ai làm mới thấy được sự cực nhọc và mất thời gian như thế nào. Nhưng khách hàng lại không hề biết điều đó, họ chưa hiểu thực sự về giá trị của nó nên hay so sánh giá cả với các loại hoa giấy và hoa lụa.

Để hoa nhìn như thật, người làm cần phải biết trộn đất và tô màu.

Ngoài làm tranh, chị còn làm loại hoa riêng lẻ để cắm lọ.

Chị giãi bày ngay từ khâu trộn đất đã phải cân đo đong đếm tỷ lệ sao cho hợp lý. “Mỗi loại đất sét sẽ có đặc tính khác nhau nên muốn làm hoa mềm mại và giống thật yêu cầu phải trộn sao cho đúng tỷ lệ. Chưa kể, mỗi loại hoa sẽ có tỷ lệ trộn đất khác nhau... Tôi thường dùng 2 loại đất sét Nhật và Thái – dễ tìm và mua trên thị trường”, chị nói tiếp.

Để làm được những bông hoa bằng đất sét kỳ công là vậy, chị đem bán ra thị trường phải để giá cao, từ vài trăm đến hàng triệu đồng (tùy loại) để có công làm. Tuy nhiên, khách hàng lại không mua, còn khi hạ giá thấp thì chị lại cảm thấy không xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Cũng gần 2 năm làm các loại hoa từ đất sét, chị Trần Thị Ngọc Ánh (TP.HCM) nhận định làm những bông hoa hay bức tranh hoa bằng đất sét tốn rất nhiều thời gian và công sức. Và khó khăn chủ yếu nằm ở khâu trộn đất sét.

Những bông hoa cúc được làm từ đất sét.

Theo chị Ngọc Ánh, người làm lâu sẽ biết được tỷ lệ đất trộn như thế nào để phù hợp khi làm từng bộ phận của hoa.

Một bức tranh như này cần 2-4 ngày để hoàn thiện.

“Khi làm hoa, mỗi bộ phận của hoa: cánh, nhụy, lá... sẽ có các tỷ lệ trộn đất sét Việt với đất sét Nhật khác nhau. Điều này chỉ có thể biết được qua quá trình làm chứ không ai dạy mình được”, chị cho hay.

Chị thường làm các bức tranh hoa bằng đất sét và bán với giá dao động từ 1-4 triệu đồng. Có những bức yêu cầu cao, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kích thước tranh lớn sẽ bán giá cao hơn. Để đáp ứng thêm nhu cầu của mọi người, chị còn làm thêm các bông hoa để cắm lọ, để trong chậu trang trí.

Theo chị, sản phẩm tranh có hoa làm đất sét không sợ vỡ hay rụng cánh khi vận chuyển. Vì người làm đã gắn rất chắc chắn và có kỹ thuật đóng gói để những bông hoa không bị xô lệch hay gãy, vỡ...

Theo Anh Thư/danviet.vn
https://danviet.vn/bat-dat-set-no-hoa-ban-gia-hang-trieu-dong-mot-san-pham-50202029124593393.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,874
  • Tổng lượt truy cập90,248,267
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây