TS. Nguyễn Quỳnh Hoa (Viện Nghiên cứu thanh niên) cho rằng, ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp vào tháng 5 sắp tới rất quan trọng, bởi sẽ lựa chọn bầu được những ĐBQH và đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
“Tôi tin rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra dân chủ, bình đẳng, đại biểu được bầu vào Quốc hội và HĐND phải là những người có đức, có tài và quyết liệt trong hành động”, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa bày tỏ.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, cử tri Đoàn Minh Trang (Phó Bí thư Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông) mong muốn những người sẽ đại diện, chịu trách nhiệm trước cử tri và nhân dân bầu ra mình phải có trình độ kiến thức, đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tế, có tầm nhìn và tổng quan được vấn đề lớn của cử tri đang cần truyền tải đến các bộ, ban, ngành, đến Chính phủ để giải quyết.
TS. Nguyễn Quỳnh Hoa và chị Đoàn Minh Trang cùng chung suy nghĩ, các ĐBQH sau khi trúng cử cần dành nhiều thời gian đi sâu, đi sát cơ sở, gần dân hơn, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tăng cường tiếp công dân, không ngừng đổi mới công tác tiếp xúc cử tri sao cho thiết thực hơn, tiếp thu nguyện vọng của người dân; truyền tải ý kiến cử tri một cách chính xác, công tâm, khách quan nhất.
Trong thời đại công nghệ số, có nhiều cách thức tiếp nhận ý kiến cử tri, các ĐBQH cần bắt nhịp với xu thế mới, ứng dụng các công cụ tiếp nhận ý kiến, tìm hiểu khảo sát theo nhiều cách mới để khi truyền tải ý kiến một cách chính xác, số liệu phản ánh thực tế rõ ràng, đồng thời, cũng đưa ra hướng giải quyết phù hợp thực tế giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống hơn nữa.
Đã tham gia Quốc hội khoá XIV, ông Nghiêm Vũ Khải chia sẻ, với cương vị là đại biểu đại diện của nhân dân, các ĐBQH khóa XIV đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của nhân dân và chuyển tải những ý chí nguyện vọng của nhân dân tới các cấp, các ngành, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các vấn đề, thách thức đặt ra đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đời sống hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, công việc của nhiệm kỳ trước triển khai đến đâu, phải bàn giao lại các nội dung cần tiếp tục thực hiện, các kinh nghiệm cho nhiệm kỳ sau tiếp tục gánh vác những nhiệm vụ đang đặt ra.
Đoàn giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Gia Huy |
Giám sát và chất vấn đến cùng
Ông Tạ Đức Ninh, cử tri xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ với Báo điện tử Chính phủ: “Các đại biểu nếu làm tốt việc đại diện cho ý chí, tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân, dám và kiên quyết đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân thì chắc chắn sẽ giảm được đơn thư, khiếu kiện”.
Ông Ninh cho rằng, khi đại diện cho một nhóm cử tri, ngoài cái tâm, đạo đức, các đại biểu cũng phải có thực tiễn sinh động, trau dồi kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau để đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Hai vấn đề được ông Ninh gửi gắm với ĐBQH khoá mới là hoạt động giám sát và chất vấn phải làm đến tận cùng, có sự kế thừa trách nhiệm của người ĐBQH và của đoàn ĐBQH nhiệm kỳ trước. Ngoài ra, các ĐBQH khóa mới cần tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn đối với công tác quản lý đất đai, đô thị và xây dựng, vì trong lĩnh vực này hiện đang còn rất nhiều nhũng nhiễu.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về quản lý kinh tế Economica Vietnam thì cho rằng, nhiệm kỳ vừa qua công tác phòng chống, đẩy lùi tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước quyết liệt thực hiện; được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Khu vực kinh tế tư nhân cải được thiện mạnh, phát triển vượt bậc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phản ánh chất lượng điều hành của cả nhiệm kỳ vừa qua.
Do đó, ông Lê Duy Bình kỳ vọng, những ĐBQH sắp tới là những người có đức, có tài, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong đó Quốc hội quan tâm hơn nữa đến chất lượng nguồn nhân lực. Ở góc độ vĩ mô, cần tháo gỡ những nút thắt về thể chế để phát huy nguồn lực trí tuệ, cần đưa ra chính sách đúng, phù hợp có tính dài hạn để “giữ chân” người tài.
Nhóm PV/Chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã