Theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), hiện tại, nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp cho chế biến. Do đó, hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 4-5 triệu mét khối gỗ quy tròn. Qua đó, lượng gỗ này được chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.
Trong đó, nhập khẩu gỗ nhiệt đới, hay còn gọi là gỗ rừng tự nhiên, chiếm tỉ lệ khá lớn trong khối nguyên liệu của ngành gỗ. Bình quân mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu mét khối gỗ tròn và xẻ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40-50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn.
ADVERTISING Video Player is loading.Nhận định về vấn đề trên, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest cho biết, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu gỗ nhiệt đới có thể ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, nguy cơ bị các nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thể khiến toàn ngành gặp ảnh hưởng tiêu cực.
Cụ thể, theo ông Lập, việc nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu m3 khối gỗ quy tròn (gỗ nhiệt đới) là một con số rất lớn. Theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP, về Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ thì đây là nguồn gỗ rủi ro cao.
Được biết, nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến tại Việt Nam. Theo ông Lập nhận định, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành gỗ.
"Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra ngành gỗ của Việt Nam dựa trên cáo buộc Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới bất hợp pháp sử dụng cho tiêu dùng nội địa, một phần được đưa vào xuất khẩu. Chính phủ Mỹ chưa đưa ra kết luận cuối cùng về điều tra này.
Thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Nếu Chính phủ Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mục tiêu xuất khẩu mà Chính phủ đề ra chắc chắn không thể đạt được", ông Đỗ Xuân Lập cảnh báo.
Ngoài ra, TS Tô Xuân Phúc, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức Forest Trends thông tin thêm, theo Quyết định số 4832 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ Nam Phi, toàn bộ quốc gia thuộc khu vực Châu Phi cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam không nằm trong danh sách vùng địa lý tích cực.
"Toàn bộ quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea cũng không nằm trong danh sách này. Điều này có nghĩa rằng, trừ Nam Phi, tất cả nguồn cung gỗ nhiệt đới cho Việt Nam đều được coi là gỗ rủi ro", TS. Phúc khuyến cáo.
Thanh Phong/Danviet.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã