Học tập đạo đức HCM

Biến bất lợi thành lợi thế vùng Nam Trung Bộ: Chuyển đổi linh hoạt

Thứ tư - 11/11/2020 17:40
Nắng hạn khốc liệt, Nam Trung Bộ thường xuyên khó khăn về sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi cây trồng linh hoạt không chỉ giúp biến bất lợi thế ở vùng này.

Thực tiễn cho thấy những năm qua, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây lương thực, rau màu cần nhiều nước tưới, các diện tích lúa thường xuyên phải tốn kém chi phí chống hạn sang các loại cây ăn quả có giá trị.

Đi đôi với đó là đẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Qua đó, không chỉ giúp khắc phục được khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng này, mà còn giúp nông dân vươn lên làm giàu...

Việc chuyển đổi các diện tích cây trồng kém giá trị, khó khăn về nước tưới sang cây ăn quả linh hoạt đã giúp làm giàu cho nhiều vùng quê khó khăn ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Ảnh: Ngọc Khanh

Việc chuyển đổi các diện tích cây trồng kém giá trị, khó khăn về nước tưới sang cây ăn quả linh hoạt đã giúp làm giàu cho nhiều vùng quê khó khăn ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Ảnh: Ngọc Khanh

Theo ông Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận: Biến đổi khí hậu những năm qua ngày càng tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây hạn hán, nhất là năm 2014, 2015 đã xảy ra tình trạng hạn hán khốc liệt, kéo dài.

Trước tình hình đó, giai đoạn từ 2016 đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 7.200ha lúa, các loại rau màu sang cây ăn quả, trong đó có 1.500ha chuyển đổi sang cây trồng bền vững, còn lại là chuyển đổi luân canh và cây ngắn ngày. Qua đó, đã giải quyết công ăn việc làm cho bà con ở những vùng khó khăn về nguồn nước, giúp người dân có thu nhập khá trong điều kiện hạn hán.

Đến nay, sau 5 năm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân đã có nhận thức rõ hơn cách ứng phó với hạn hán, và tổn thương do thiên tai gây ra...

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận, so sánh về hiệu quả sản xuất, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây ngắn ngày đã cho thu nhập cao gấp 1,5 đến 2 lần, đối với cây ăn quả dài ngày sẽ cao hơn nhiều lần.

Theo định hướng đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục chuyển đổi 8.000 ha đất lúa, đất màu khó khăn về nước tưới, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi, để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng...

Trong các đối tượng cây trồng chuyển đổi, hiện nay táo là một trong 12 sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, đã được bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý .

Nhiều nông dân đã đầu tư tưới tiết kiệm cho cây ăn quả trên đất cát, khó khăn về nước tưới và cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Khanh

Nhiều nông dân đã đầu tư tưới tiết kiệm cho cây ăn quả trên đất cát, khó khăn về nước tưới và cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Khanh

Đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện người dân cũng đã áp dụng quy trình sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng thực hiện các giải pháp nâng cao kỹ thuật canh tác, áp dụng giống cây trồng chất lượng cao vào sản xuất...

Đến nay, Ninh Thuận đã hình thành được các vùng chuyển đổi sang cây ăn quả, nhất là trồng táo quy mô lớn, thực hiện quy trình canh tác theo VietGAP. Người dân cũng đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, nhà lưới để ngăn chặn sâu bệnh, biến các vùng đất nông nghiệp ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng táo cho thu hoạch từ 2-3 vụ/năm, năng suất 7-10 tấn/ha. Bình quân 1 sào táo, người dân có thu nhập hàng chục triệu đến hàng trăm triệu mỗi năm...

Bà Nguyễn Thị Tâm (xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) cho biết: Trước đây, gia đình chỉ trồng ngô nên hiệu quả không cao. Năm 2017, gia đình chuyển sang trồng táo.

Trước đây, mỗi ha ngô được giá, chỉ có giá trị 4 triệu đồng, trừ chi phí còn lại không đáng kể. Trong khi đó, hiện mỗi sào táo nếu thuận lợi có thể cho thu nhập tới hàng chục triệu đồng/năm.

“Năm 2019, gia đình trồng được 2,5 sào táo, cho thu nhập được 130 triệu” – bà Tâm phấn khởi.

Diện tích đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Hiếu (xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước) trước trồng cây thuốc lá. Về sau, cây thuốc lá bị rầy phá hoại nhiều, gia đình ông chuyển sang trồng nho, rồi sang trồng táo.

Chỉ với 1,5 sào táo, gia đình ông đã thu nhập 60 - 70 triệu/sào/năm. Trong xã, nhiều hộ trồng táo diện tích lớn có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Theo Lê Bền - Ngọc Khanh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bien-bat-loi-thanh-loi-the-vung-nam-trung-bo-chuyen-doi-linh-hoat-d277618.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay22,639
  • Tháng hiện tại1,063,276
  • Tổng lượt truy cập92,237,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây