Hàng năm, Việt Nam sản xuất được khoảng gần 50 triệu tấn lương thực, 5,8 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn thủy sản; gần 20 triệu m3 gỗ rừng trồng và giá trị lớn về cây công nghiệp.
Hóa giải 3 thách thức, phát triển bền vững
Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt và ngày càng phức tạp, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang và sẽ phải đối mặt với 3 thách thức rất lớn: Đầu tiên là Việt Nam chủ yếu vẫn đang sản xuất ở quy mô hộ nhỏ lẻ. Đây là nút thắt, nếu càng hội nhập sâu rộng thì sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ càng khó cạnh tranh.
Thách thức thứ hai là tác động của biến đổi khí hậu khi Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu, xảy ra trên cả 7 vùng kinh tế xã hội. Thách thức thứ ba là chúng ta đang trong quá hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.
Để vượt qua thách thức, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp...
Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng và phục vụ xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, thông minh, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp theo chuỗi. Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng.
"Quy mô sản xuất nông sản của Việt Nam ngày một tăng, đáp ứng cơ bản nhu cầu cho 100 triệu dân và dành phần xuất khẩu rất lớn với giá trị xuất khẩu nông sản lên đến trên 40 tỷ USD đến gần 200 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao".
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu,...
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản;...
Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản gắn với hội nhập quốc tế. Phát triển, tổ chức lại thị trường tiêu thụ nông sản (sản xuất phải bắt đầu từ thị trường), kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu với mục tiêu chung là tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản cho nông dân; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế.
Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân.
Năm 1954, sản lượng quy thóc đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946
Giai đoạn 5 năm (1981-1985): mức tăng bình quân hằng năm 4,9%; sản xuất lương thực đạt bình quân đạt 17 triệu tấn/năm. Đến nay: Sản xuất được khoảng gần 50 triệu tấn lương thực, 5,8 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn thủy sản; 20 triệu m3 gỗ rừng trồng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã