Học tập đạo đức HCM

Cà Mau: Trồng dưa lưới "như cục vàng", vì sao nông dân phải kiến nghị "giải cứu"

Thứ sáu - 14/05/2021 10:19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên tổ hợp tác trồng dưa lưới ở xã Tân Thành (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) lo ngại sản phẩm khó tiêu thụ. Từ đó, có kiến nghị Hội Nông dân có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ.

Giải pháp tiêu thụ dưa lưới

Ngày 14/5, anh Hồ Quốc Trạng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), cho biết: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên tổ hợp tác trồng dưa lưới ở địa phương lo ngại sản phẩm khó tiêu thụ. Từ đó, có kiến nghị Hội Nông dân có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ dưa lưới.

Theo đại diện Tổ hợp tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Tân Thành, dưa lưới của các thành viên đang vào vụ thu hoạch. 

Dự kiến vào ngày 20/5 tới đây sẽ bắt đầu mở cửa đón khách tham quan, kết hợp bán sản phẩm tại vườn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cùng với việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh hạn chế tập trung đông người, chủ vườn lo lắng vấn đề đầu ra cho sản phẩm khi dưa lưới chín rộ.

Cà Mau: Ảnh hưởng dịch Covid-19, kêu gọi tiêu thụ dưa lưới cho nông dân - Ảnh 2.

Để tiêu thụ dưa lưới, nông dân kêu gọi sự hỗ trợ của các đơn vị, bà con trong tỉnh. Ảnh: Chúc Ly.

Hiện, tổ hợp tác có một nhà màng dưa lưới được trồng theo công nghệ khép kín (hữu cơ) đã đến thời điểm thu hoạch. Nhà màng này có khoảng 1.300 dây dưa lưới xanh TAKI Nhật và vàng Inthanol Hà Lan, dự kiến thu hoạch khoảng 2,6 tấn dưa.

Anh Trần Văn Thiện, chủ vườn dưa lưới (Cà Mau Farm), cho biết: "Đến thời điểm này, gia đình đã trồng được 6 vụ dưa lưới. Thông thường, gia đình sẽ kết hợp mở cửa cho khách tham quan và bán dưa tại vườn. Riêng vụ dưa lần này thì đạt hiệu quả nhất trong 6 vụ. Gia đình chưa kịp mừng thì gặp phải tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Chúng tôi đang lo ngại vấn đề đầu ra cho sản phẩm tới đây".

Hạ giá để tiêu thụ dưa lưới

Được biết, mỗi đợt thu hoạch dưa, Cà Mau Farm sẽ tổ chức mở cửa đón khách tham quan, mỗi đợt có từ 900 - 1.000 lượt khách tham quan. Với hình thức này, sản phẩm dưa lưới được bán rất nhanh, trong vòng 10 ngày.

Thời điểm bình thường, giá dưa lưới bán cho khách tại vườn dao động từ 70-80 nghìn đồng/kg, tùy loại. Tuy nhiên, trước tình hình như hiện nay, các thành viên trong tổ hợp tác tính đến phương án hạ giá sản phẩm. Cụ thể, hạ xuống xuống mức giá 50 nghìn đồng/kg, với hy vọng bà con cùng chia sẻ, hỗ trợ đơn vị thu hồi vốn đầu tư.

Cà Mau: Ảnh hưởng dịch Covid-19, kêu gọi tiêu thụ dưa lưới cho nông dân - Ảnh 3.

Hiện vườn dưa lưới ở Cà Mau đang vào vụ chín rộ. Ảnh: Chúc Ly.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Quốc Trạng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết: Hiện tại Tổ hợp tác có 5 nhà màng, mỗi nhà diện tích 500m2, trồng khoảng 1.200-1.300 dây dưa/nhà màng. Bình quân mỗi năm thực hiện được 3 vụ dưa/nhà màng và cứ luân phiên suốt năm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, dưa đạt năng suất và trúng giá (giá thị trường bình quân 60-80 nghìn đồng/kg), mỗi nhà màng thu lợi nhuận dao động 50-60 triệu đồng.

"Hiện vụ dưa lưới chín rộ ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Các tổ viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động vận động đơn vị, người dân trong tỉnh mua dưa lưới bằng hình thức online, đặt hàng là cách hỗ trợ nông dân. Đồng thời, khách hàng cũng có thể sử dụng các sản phẩm ngon, sạch với giá mềm nhất từ trước đến nay", anh Trạng cho hay.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã có kiến nghị, đề xuất Hội Nông dân thành phố, Hội Nông dân tỉnh có biện pháp thiết thực, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ giúp đơn vị giải quyết, tiêu thụ sản phẩm…

Đến thời điểm này Tổ hợp tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Tân Thành có 5 nhà màng, với 8 thành viên. Tổ hợp tác chuyên trồng dưa lưới, mỗi năm thực hiện 3 vụ dưa lưới/nhà màng. Đây là mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, trên nền đất hữu cơ NATA, với hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel, thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo Chúc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/ca-mau-trong-dua-luoi-nhu-cuc-vang-vi-sao-nong-dan-phai-kien-nghi-giai-cuu-20210514101151033.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay41,601
  • Tháng hiện tại51,930
  • Tổng lượt truy cập90,115,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây