Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Làm nông nghiệp công nghệ cao, ở đây dân còn xuống tiền "rinh" hẳn máy bay không người lái

Thứ sáu - 14/05/2021 18:51
Thời gian qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể, Hội Nông dân (ND) TP.Hà Nội đã hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu tư máy bay không người lái

Năm 2020, anh Lê Ngọc Hoàng là nông dân đầu tiên ở thôn Cổ Trâu, xã Nam Phong (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) mạnh dạn bỏ ra nửa tỷ đồng mua một chiếc máy bay không người lái chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ việc sản xuất nông nghiệp CNC của gia đình.

Hỗ trợ các HTX “đầu tàu” làm nông công nghệ cao - Ảnh 1.

Anh Lê Ngọc Hoàng là nông dân đầu tiên ở thôn Cổ Trâu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) mạnh dạn bỏ ra nửa tỷ đồng mua chiếc máy bay không người lái. Ảnh: Thu Hà

Chia sẻ về mô hình nông nghiệp CNC của mình, anh Lê Ngọc Hoàng cho biết: Hiện với diện tích 7 mẫu đất, anh đang trồng 500 gốc bưởi, 300 gốc nhãn, 100 gốc ổi và đào ao thả cá.

Nếu như trước đây anh phải thuê 14 - 15 nhân công lao động để phun 7 mẫu vườn cây ăn quả, thì nay có máy bay phun thuốc chỉ cần 2 tiếng đồng hồ là xong hết.

Thiết bị máy bay phun thuốc BVTV chứa được 10 lít thuốc mỗi lần phun. Bên cạnh đó, dùng máy bay phun thuốc BVTV giảm được 1/3 lượng nước dùng pha thuốc mà vẫn bảo đảm thuốc có thể trải đều mặt rộng".

Giai đoạn 2015-2020 có 3.200 hộ nông dân tại Hà Nội đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ.

Điển hình như trang trại nuôi 2.400 con lợn nái, 17.000 con lợn thương phẩm của hộ ông Nguyễn Văn Thanh (xã Vạn Thái) năm 2020 cho doanh thu hơn 100 tỷ đồng; trang trại nuôi 40.000 con gà của hộ ông Nguyễn Duy Toản (xã Viên An)… 

Hay 15 mô hình nuôi thủy sản "sông trong ao" tại các xã Trầm Lộng, Liên Bạt đã kiểm soát được môi trường nuôi, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm thủy sản hàng hóa đồng đều.Ứng Hòa là 1 trong những địa phương có đông hội viên nông dân tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. 

Với hệ thống chuồng trại khép kín, hiện đại, áp dụng phương pháp nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại ở huyện Ứng Hòa đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Phạm Văn Hoạch - Chủ tịch Hội ND huyện Ứng Hòa thông tin, những năm qua, Hội ND huyện đã hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho hàng trăm nông dân. Đến nay, Ứng Hòa đã có 51 mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC cho hiệu quả kinh tế cao.

Tháo gỡ về nguồn vốn và quỹ đất

Theo thống kê hiện, toàn TP.Hà Nội có 164 mô hình nông nghiệp CNC cho hiệu quả kinh tế lớn, trong đó có nhiều mô hình đạt 1 - 5 tỷ đồng/ha/năm. Ứng dụng khoa học và công nghệ đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

Để các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến, Hội ND TP.Hà Nội đã đa dạng các phương thức hỗ trợ nông dân, từ vay vốn, tập huấn khoa học - kỹ thuật đến xây dựng thương hiệu.

Chỉ tính riêng năm 2020, các cấp Hội ND TP.Hà Nội đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức hơn 1.800 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 188.126 lượt cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp…

Cũng trong năm 2020, các cấp Hội ND TP.Hà Nội đã giải ngân 257,9 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của 694 dự án cho 12.305 hộ vay vốn phát triển sản xuất -kinh doanh. Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn thành phố đạt trên 654 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, giai đoạn 2015-2020 có 3.200 hộ nông dân tại Hà Nội đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, bà Dương Thị Hằng cũng cho hay, số nông dân trên địa bàn thành phố có khả năng hoặc được tiếp cận, làm chủ khoa học và công nghệ vẫn chưa như kỳ vọng. Vướng mắc đang đặt ra đối với các hộ nông dân và cả doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC là nguồn vốn và quỹ đất.

Theo Phó Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội, để khuyến khích nông dân mạnh dạn ứng dụng CNC vào sản xuất, thành phố cần có chính sách hỗ trợ nông hộ tiếp cận vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện tích lũy đất đai, mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp CNC với vai trò là "đầu tàu" liên kết, đồng hành cùng nông dân khởi nghiệp.

Theo Thu Hà /danviet.vn
https://danviet.vn/ha-noi-lam-nong-nghiep-cong-nghe-cao-o-day-dan-con-dau-tu-han-may-bay-khong-nguoi-lai-20210514181119355.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay14,052
  • Tháng hiện tại386,114
  • Tổng lượt truy cập92,763,778
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây