Học tập đạo đức HCM

Chăm sóc lúa bằng máy bay không người lái thích mê, nông dân Đông Nam Bộ tìm cách đưa vào đồng ruộng

Thứ hai - 21/06/2021 18:39
Nông dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang tìm cách đưa thiết bị bay không người lái (drone) vào sản xuất lúa nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế…

Tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc sử dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thời gian qua bước đầu cho thấy hiệu quả không chỉ trong sản xuất, mà còn bảo vệ sức khỏe nông dân.

Máy bay không người lái giúp giảm chi phí, tăng năng suất

Vụ lúa đông - xuân 2020 - 2021, Hội Nông dân huyện Long Điền phối hợp Công ty CP Snewrice (TP.HCM) tổ chức phun thuốc BVTV bằng drone trên hơn 30ha lúa tại xã An Nhứt. 

Ông Huỳnh Văn Mạnh (xã An Nhứt) - nông dân tham gia phun thuốc bằng drone cho biết, trước đây ông phun thuốc BVTV bằng bình đeo sau lưng. Dù được trang bị dụng cụ bảo hộ như áo mưa, găng tay, ủng chân nhưng ông không tránh khỏi việc hít phải mùi thuốc. Vụ đông xuân này, ông Mạnh đã đăng ký với Hội Nông dân xã phun thuốc BVTV bằng drone trên 4ha lúa.

gop/Tăng hiệu quả làm lúa bằng máy bay không người lái - Ảnh 1.

Nông dân xã An Nhứt (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) chuẩn bị phun thuốc BVTV bằng drone. Ảnh: T.C.L

Ông Nguyễn Trường Giang - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Định Quán cho biết, qua theo dõi việc nông dân sử dụng drone trong trồng lúa cho thấy năng suất lúa đạt được của bà con cao hơn bình thường trong khi chi phí thấp hơn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 5.000ha đất trồng lúa. Với kết quả tốt như hiện nay, huyện sẽ khuyến khích nông dân sử dụng drone trồng lúa.

"Với hình thức phun thuốc thủ công, mỗi ha lúa tôi phải tốn 400.000 đồng tiền thuê công lao động. Nếu phun bằng drone, chi phí chỉ 350.000 đồng/ha, đồng thời lượng thuốc giảm gần 30%. Do đó tôi sẽ dùng drone để phun thuốc trong các vụ lúa tới" - ông Mạnh phấn khởi.

Trong vụ lúa đông xuân 2020-2021, HTX Nông nghiệp -Dịch vụ An Nhứt (huyện Long Điền) liên kết sản xuất lúa với Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời với diện tích gần 50ha. Trong vụ này, HTX đã sử dụng drone phun thuốc BVTV. 

Theo ông Huỳnh Trung Thành - Giám đốc HTX Nông nghiệp - Dịch vụ An Nhứt, đa số bà con thành viên HTX rất vui mừng, phấn khởi. Các giống lúa mới như: OM 18, ST24, ST25 được đưa vào trồng thí điểm đều cho năng suất và chất lượng lúa tốt hơn hẳn so với các vụ trước.

 "Một phần sự thành công vụ lúa này cũng nhờ HTX sử dụng drone. Ngoài tiết kiệm chi phí đầu vào, năng cao năng suất lúa, việc sử dụng drone còn giúp bảo vệ sức khỏe nông dân và môi trường" - ông Thành đánh giá.

Tại huyện Định Quán (Đồng Nai), Phòng NNPTNT huyện đã phối hợp Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời tổ chức phun thuốc BVTV bằng drone tại cánh đồng lúa Bàu Kiên (xã Thanh Sơn). 

Bà Thi Thị Dung - nông dân tham gia chương trình cho biết, sử dụng drone không những không bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu mà còn tiết kiệm được thuốc. 

"Thêm nữa, nếu tôi không lội ruộng phun thuốc thì sẽ không giẫm đạp lên lúa. Ước tính, việc phun xịt 5, 6 lần trên 1 vụ lúa như vậy, việc giẫm đạp sẽ hao khoảng 200kg lúa/ha" - bà Dung chia sẻ.

Đưa máy bay không người lái vào sản xuất đại trà

gop/Tăng hiệu quả làm lúa bằng máy bay không người lái - Ảnh 3.

Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời Trần Quang Toàn cho biết, mô hình sản xuất liên kết và ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp nông dân đạt năng suất lúa cao hơn 10 - 15%/ha. Chi phí sản xuất cho 1ha giảm khoảng 15 - 20% so với trước đây. 

Sắp tới, Lộc Trời sẽ tiếp tục áp dụng mô hình này đối với một loạt cây trồng khác trên địa bàn huyện Định Quán. Hiện tại, công ty cũng đang thực hiện mô hình này đối với cây sầu riêng tại huyện Xuân Lộc.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Điền Huỳnh Văn Sơ cho rằng, việc phun thuốc BVTV bằng drone đã cho thấy nhiều lợi ích. "Do việc dùng drone trong nông nghiệp tại huyện Long Điền còn tương đối mới nên Hội sẽ phối hợp Công ty CP Snewrice phổ biến kỹ thuật theo từng bước. Bước đầu, công ty sẽ làm dịch vụ phun bằng drone cho nông dân. Tiếp theo sẽ tập huấn và triển khai ở các HTX. Sau khi hiệu quả đã được kiểm chứng, các cấp Hội Nông dân sẽ triển khai đại trà trên cánh đồng lúa trong huyện" - ông Sơ cho hay.

Theo Trần Cửu Long/danviet.vn
https://danviet.vn/cham-soc-lua-bang-may-bay-khong-nguoi-lai-thich-me-nong-dan-dong-nam-bo-tim-cach-dua-vao-dong-ruong-2021061611203244.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay22,892
  • Tháng hiện tại829,923
  • Tổng lượt truy cập88,184,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây