Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cây trồng bền vững: (Bài 2) 'Nuôi rồng đỏ' hái ra tiền

Thứ tư - 14/10/2020 22:12
Với năng suất thanh long bình quân 17-20 tấn/ha/năm, giá bán 23-25 nghìn đồng/kg (chính vụ), mỗi héc-ta, trừ chi phí cho gia đình bà Đỗ Thị Kim thu lãi 300 triệu đồng.

Như vậy thu nhập tiền tỷ của các hộ có nhiều diện tích thanh long không còn là chuyện xa lạ.

Hiện vườn thanh long của bà Kim đã được Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là vườn thanh long đủ tiêu chuẩn vườn đầu dòng, cung cấp cho nhu cầu giống mở rộng diện tích trồng thanh long tại địa phương. Với giá bán giống thanh long từ 5-7 nghìn đồng/hom, đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình từ cây thanh long.

“Cây thanh long ở miền Bắc có nhược điểm là chỉ có thể cho quả từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm do có mùa đông quá lạnh. Vì vậy để kéo dài thời gian cho quả, hiện nay, gia đình tôi cũng đang thí điểm triển khai việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho vườn thanh long 3ha. Hi vọng có thể giúp quả thanh long cho quả muộn hơn tới giáp Tết Nguyên đán để tận dụng giá bán cao, đồng thời có thể cho ra hoa, đậu quả sớm hơn từ đầu tháng 3 hàng năm” – bà Đỗ Thị Kim cho biết.

Hiệu quả từ cây thanh long đã giúp cây ăn quả này nhanh chóng mở rộng tại xã Vân Trục. Đến nay, trong tổng số trên 100 ha thanh long ruột đỏ đã cho khai thác quả của huyện Lập Thạch, Vân Trục là vùng trồng chính của huyện.

Thanh long cho thu nhập cao, nhưng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Ảnh: Lê Bền.

Thanh long cho thu nhập cao, nhưng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Ảnh: Lê Bền.

Là một trong những hộ trồng thanh long sớm trong xã từ năm 2009, đến nay, diện tích thanh long của gia đình ông Nguyễn Đình Long ở thôn Tam Phú, xã Vân Trục đã được mở rộng tổng cộng 12 ha, trong đó có 7ha đang cho khai thác quả.

Là người nắm lòng về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ, ông Long phân tích: Trước đây, người ta nghĩ cây thanh long chỉ trồng được ở miền Nam, nhưng thực tiễn cho thấy cây trồng này cũng rất phù hợp với một số tiểu vùng ở miền Bắc, trong đó Lập Thạch là một trong những vùng đã khẳng định được sự phù hợp.

Theo ông Long, cây thanh long ruột đỏ trồng ở xã Vân Trục cho thấy kỹ thuật không quá khó, nhưng đây là cây làm giàu thực sự, nên cũng không phải là cây dễ trồng, mà phải tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật.

Thanh long trồng chăm sóc tốt có thể sau 8 tháng sẽ ra hoa, đậu quả, bình thường trồng một năm có thể cho quả bói lứa đầu. Từ năm thứ 3, cây thanh long bắt đầu cho quả sung sức nhất. Mỗi cây thanh long bình quân chỉ nên để lại từ 10-15 quả để đảm bảo quả to, đồng đều. Ưu điểm của thanh long là cho quả gần như thường xuyên quanh năm, từ khi ra hoa tới khi thu hoạch quả chỉ khoảng 1 tháng nên bình quân mỗi tháng thu hoạch 2 lần, nếu quả đẹp (400-500g/quả), có thể cho năng suất 7-8 kg/trụ/lần thu.

Thanh long nếu chăm sóc tốt, cây bền, có thể trồng một lần và sau 10-15 năm sau mới phải trồng lại. Tuy nhiên, cây thanh long đòi hỏi phải tuân thủ kỹ thuật bón phân, tỉa cành, chăm sóc gần như thường xuyên. Mỗi năm, phải bón phân hữu cơ 2 lần, mỗi tháng bón phân NPK một lần. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên theo dõi để cắt tỉa cành vô hiệu, tỉa hoa, tỉa quả, vệ sinh cỏ dại, tưới nước... Đặc biệt là giai đoạn ra hoa cần phải đặc biệt theo dõi thời tiết để bao hoa, tránh dập nát, hỏng hoa nếu gặp mưa lớn...

Bên cạnh nguồn thu làm giàu cho gia đình, hiện nay, gia đình ông Nguyễn Đình Long còn thường xuyên thuê trên 10 lao động phục vụ chăm sóc, thu hoạch thanh long, góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương.

“Trước đây, gia đình chúng tôi đã từng chuyển đất đồi sang trồng vải, nhãn, nhưng đều thất bại vì không phù hợp. May trời phú cho đất Lập Thạch phù hợp với cây thanh long ruột đỏ. Dù năm mất mùa, hay giá rẻ đi nữa, thì thanh long vẫn đang là cây trồng cho giá trị kinh tế, thu nhập cao nhất cho người dân ở đây” – ông Long phấn khởi.

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay31,859
  • Tháng hiện tại299,482
  • Tổng lượt truy cập92,677,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây