Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ Nghệ An: Nông dân nghĩ cách chống hạn không cần nước

Thứ tư - 10/06/2020 03:06
Đến thời điểm hiện tại, hầu như hộ nông dân nào ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cũng tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón từ 25 đến 30 triệu mỗi năm. Điều đặc biệt khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh này là góp phần chống hạn không cần nước, làm nông nghiệp an toàn.
Nghệ An: Chống hạn không cần nước - Ảnh 1.

Hầu hết bà con nông dân ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đều tự ủ phân hữu cơ vi sinh để sản xuất nông nghiệp an toàn. Ảnh: Mỹ Hà

Ông Nguyễn Tấn Phượng, một hộ nông dân ở xóm Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết: " Tôi bắt đầu trồng cam từ năm 2011, hiện tại thì có hơn 800 gốc cam, tất cả tôi đều dùng phân hữu cơ vi sinh để bón nên hiệu quả mang lại rất cao. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh không những giúp cải tạo đất tơi xốp, nhất là những vùng bán sơn địa ở Tân Kỳ, mà còn làm sạch vườn, sạch ngõ, do rác thải nông nghiệp được tận dụng làm phân...".

Bà Trần Thị Nhàn, trú tại xóm Tân An cho biết: " Đặc điểm của phân hữu cơ vi sinh là tơi xốp, giữ ẩm rất tốt nên bà con rất thích. Mùa nắng nóng cao độ này, dùng phân hữu cơ vi sinh giữ nước tốt, cây cối vẫn tươi xanh. Phân ủ hữu cơ vi sinh ủ 4 - 5 tháng thì sử dụng"

Nghệ An: Chống hạn không cần nước - Ảnh 2.

Phân hữu cơ vi sinh có đặc điểm tơi xốp, giữ ẩm tốt nên bà con gọi là phân "chống hạn không cần nước"

Ở xã Đồng Văn, ông Nguyễn Đình Chất ở xóm Thung Mòn là người tiên phong ủ phân hữu cơ. Ông cho biết, gia đình trồng mía trắng phục vụ ép nước mía giải khát 3-4 năm nay và có "đầu ra" rất rộng mở. Riêng từ đầu năm tới nay, gia đình ông đã bán 100 tấn mía tại TP. Vinh, thu lãi 150 triệu đồng. 

Ngoài ra, gia đình ông Chất còn chăn nuôi 6 con bò, 2 ao cá, dự kiến sắp tới trồng thêm 6ha chuối và đu đủ. Mía trồng sau một năm mới cho thu hoạch và cần bón phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất, chống bạc màu.

Đặc biệt, năm 2018, ông Chất còn sáng chế thành công máy nghiền phụ phẩm nông nghiệp và đặt hàng cho Nhà máy Cơ khí Vinh chế tạo. Nhờ có máy, ông đã sản xuất được 40 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong đó, 30% từ phân chuồng, còn lại 70% là phụ phẩm nông nghiệp. 

Hiện, rác thải nông nghiệp ở địa phương rất sẵn, ví như, rơm rạ, cây chuối, dây khoai lang. Hoặc bà con tận dụng cây sắn thu hoạch từ trong rẫy ra, vứt đầy đường, nhiều khi không dọn kịp, bốc mùi hôi thối.

Nghệ An: Chống hạn không cần nước - Ảnh 3.

Phụ phẩm để ủ phân hữu cơ vi sinh gồm: cỏ trong vườn, thân lá cây ngô, sắn, chuối và rác thải hữu cơ như vỏ cam, chuối, mít, bưởi…. Những phụ phẩm nông nghiệp này có sẵn rất nhiều ở địa phương. Ngoài ra, bà con nông dân bón thêm phân vi sinh (dạng viên nhỏ) của Nhật Bản và phân vô cơ của Lào Cai.

Ông Chất phấn khởi cho biết: "Từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú ở địa phương, dự kiến, sang năm 2020, tôi sẽ sản xuất 200 tấn phân hữu cơ vi sinh, vừa để bón cho cây trồng, vừa cung cấp cho bà con có nhu cầu. Không sợ phân ế, nếu chất lượng tốt, rất dễ bán. Làm nông nghiệp, thắng lợi ở chỗ, không bỏ đi thứ gì, đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm kia; vừa có thu nhập từ sản phẩm chính, vừa có nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ...".

Theo ông Chất, ếu không có nguồn phân hữu cơ vi sinh, bình quân mỗi năm gia đình phải tiêu tốn 25 - 30 triệu đồng mua phân bón. Qua theo dõi ở Tân Kỳ, ông thấy chỉ cần bón phân hữu cơ vi sinh trong 1 năm, đã thấy hiệu quả ngay, đất rất tơi xốp...

Nghệ An: Chống hạn không cần nước - Ảnh 4.

Bà con nông dân tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An) quyết tâm phủ sóng phân vi sinh để hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN về việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, ông Trần Tử Bá- Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Tân Kỳ cho biết: "Sau một năm Hội Làm vườn huyện Tân Kỳ trình đề tài sản xuất phân hữu cơ vi sinh, năm 2010, Nghệ An thử nghiệm thành công tại xã Tân An. Sau khi có kết quả vượt trội, từ năm 2011 - 2015, những hộ đăng ký sản xuất từ 1 tấn phân hữu cơ vi sinh trở lên/năm đều được hỗ trợ kinh phí. 

"Năm 2016 trở đi, cơ chế hỗ trợ nông dân ủ phân hữu cơ vi sinh không chỉ gói gọn ở huyện Tân Kỳ, mà phổ biến trong toàn tỉnh Nghệ An, áp dụng cho những hộ đăng ký sản xuất từ 2 tấn phân hữu cơ/năm trở lên. Tuy nhiên, đến nay, mới có 6 - 7 địa phương trong tỉnh thực hiện được như huyện Tân Kỳ...", ông Trần Từ Bá, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An.

Nguồn tin: Mỹ Hạnh/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay42,445
  • Tháng hiện tại646,353
  • Tổng lượt truy cập93,024,017
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây