Đạt được kết quả đó, thời gian qua, Ban chỉ đạo Xây dựng NTM huyện được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã cụ thể các chủ trương, văn bản chỉ đạo để huyện thực hiện, đặc biệt sự chỉ đạo của Huyện ủy và UBND huyện, thể hiện thông qua các hội nghị quán triệt chủ trương cho cán bộ, đảng viên, từ đó nâng lên tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng NTM.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thì việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp luôn được huyện Vĩnh Thuận chú trọng, trên cơ sở đó huyện có giải pháp triển khai phù hợp các loại cây trồng, vật nuôi với từng vùng.
Đồng thời tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học- công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, tư vấn về pháp lý, tổ chức hội thảo, tọa đàm về cách thức sử dụng thuốc BVTV và biện pháp phòng trừ dịch hại, quy trình canh tác các giống lúa cao sản và các giống lúa lai …để giúp nông dân trên địa bàn huyện tiếp thu áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.
Thực hiện nhiều mô hình sản xuất như cánh đồng mẫu lớn, nuôi tôm - lúa cộng đồng, nuôi cua thương phẩm, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú, nuôi tôm công nghiệp 2 giai đọan bằng công nghệ cao, trồng rau, màu đạt chuẩn VietGAP, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ và củng cố, xây dựng những mô hình hợp tác sản xuất...
Đến nay toàn huyện Vĩnh Thuận có 108 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, 16 hợp tác xã; nạo vét 93 công trình kênh thủy lợi, xây dựng 46 cống điều tiết nước, 3 trạm bơm cho HTX, xây dựng đê bao ven sông Cái Lớn, Cái Chanh...
Với nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và sự đóng góp của của chính quyền, nhân dân địa phương, đến nay đường giao thông nông thôn từ huyện đến xã, ấp được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu đi lại giao thương hàng hóa của nhân dân.
Toàn huyện có 7 tuyến đường từ trung tâm huyện về xã dài trên 41 km, mặt đường rộng 3,5 mét, lề mỗi bên 1,5m, nhựa hóa 100%; 120 tuyến đường giao thông nông thôn chiều dài trên 531 km...với tổng nguồn vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng. Đồng thời phát triển mới 61 trạm biến áp, với trên 91.900 km đường dây trung thế, hơn 566 km đường dây hạ thế; lắp đặt 392 trạm biến áp, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện đến nay hơn 98,20%.
Hiện nay, công tác bảo vệ môi truờng nông thôn được huyện chú trọng thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt 100%; các cơ sở sản xuất kinh doanh đang từng bước xây dựng đạt tiêu chuẩn xử lý về môi trường đảm bảo vệ sinh cộng đồng dân cư.
Đến nay huyện Vĩnh Thuận đã có 7/7 xã gồm Vĩnh Phong, Tân Thuận, Bình Minh, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Thuận và Phong Đông được công nhận đạt chuẩn NTM. Vĩnh Thuận đạt 19 tiêu chí NTM. Từ kết quả trên, đến nay huyện đã thực hiện đạt 9/9 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM.
Theo Thanh Hằng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã