Không những thế, tại Canada tồn tại rất nhiều cộng đồng dân nhập cư đến từ các nước gốc Á như Trung Quốc, Thái lan, Việt Nam… Trong đó, số lượng dân nhập cư Việt Nam lên đến gần 250.000 người. Người Việt sống rải rác tại nhiều nơi thuộc Canada và có không ít trong số đó đang sở hữu nhu cầu mua sắm thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng Việt cao.
Đó là chưa kể, Canada sở hữu nền kinh tế thị trường mở, với việc kí kết nhiều hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Chính phủ Canada cũng ban hành nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn, với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0% và những dự án hỗ trợ đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Canada thuận lợi hơn.
Còn đối với thị trường Mexico, ông Lưu Vạn Khang - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico cũng khẳng định, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mexico có sự bật tăng mạnh mẽ trong 2 năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Mexico tăng 19% trong năm 2019-2020. Năm 2019, xuất khẩu sang Mexico đạt 2,83 tỷ USD, tăng 26% so với 2018; sang năm 2020 đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%... 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico tăng 17% đạt 931 triệu USD.
Tương tự Canada, sản phẩm tăng trưởng mạnh cũng là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại. Mức tăng trưởng bình quân 32-35% ở đồ chơi - dụng cụ thể thao, túi xách, ví, vali…
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn đối mặt với những thách thức trong hợp tác kinh doanh như: Khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp cận thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường...
Bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Canada, Mexico với gần 500 triệu dân, GDP:21.000 tỷ USD), khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm các nước Brazil, Achentina, Uruguay, Paraguay với 265 triệu dân, GDP: 2.400 tỷ USD), khối Liên minh Thái Bình Dương (AP, gồm các nước Mexico, Chilê, Colombia, Peru với 230 triệu dân, GDP: 2.100 tỷ USD), Cộng đồng Andean (CAN, gồm Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia với 111 triệu dân, GDP: 700 tỷ USD).Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã