Học tập đạo đức HCM

Đậu phụ nướng Võng La ngon cỡ nào mà ở hội nghị OCOP Hà Nội ai cũng ấn tượng?

Chủ nhật - 27/09/2020 19:05
Tại Hội nghị đánh giá, phân hạng, nâng cấp sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 tại Đông Anh (Hà Nội) diễn ra ngày 26/9, có 46 sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của huyện đã được trưng bày, đánh giá và đề nghị nâng cấp. Đặc biệt, sản phẩm đậu phụ nướng của làng Võng La khiến mọi người rất ấn tượng.
Ấn tượng với đặc sản đậu phụ nướng tại hội nghị OCOP Thủ đô - Ảnh 1.

Nhiều sản phẩm tiêu biểu của huyện Đông Anh góp mặt tại Hội nghị đánh giá phân hạng, nâng cấp sản phẩm OCOP lần 1/2020. Ảnh: Hải Đăng

Đi đầu trong chương trình OCOP của Thủ đô

Là huyện đầu tiên của Hà Nội tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện nhưng Đông Anh đã được thành phố đánh giá cao trong công tác tổ chức. Đến nay, Chương trình OCOP của huyện này đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo đánh giá báo cáo thực trạng sản phẩm trên địa bàn, UBND huyện Đông Anh đã tiến hành xây dựng Đề án "Thực hiện chương trình mỗi xã một sản trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020- 2025". Đề án đã xác định, lựa chọn được 150 sản phẩm đưa vào kế hoạch đánh giá, phân hạng hàng năm, đồng thời lựa chọn được 56 sản phẩm là sản phẩm chủ lực của huyện.

Trao đổi tại hội nghị đánh giá, phân hạng, nâng cấp sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 tại địa phương mình ngày 26/9, ông Nguyễn Văn Thiềng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho hay: Năm 2019, huyện được UBND thành phố công nhận 20/20 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 18 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm đạt 4 sao. 

Sang năm 2020, để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình OCOP, huyện đã đưa vào kế hoạch đánh giá, phân hạng 80 sản phẩm và nâng hạng sao cho 6 sản phẩm nhóm ngành thực phẩm.

Ấn tượng với đặc sản đậu phụ nướng tại hội nghị OCOP Thủ đô - Ảnh 2.

Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh có hàm lượng khoa học khá cao, được đầu tư bài bản về bao bì, nhãn mác, nhận diện sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm... Ảnh: Hải Đăng

Ông Thiềng cho biết, trong đợt 1/2020, các đơn vị liên quan của huyện đã phối hợp với đơn vị tư vấn, các xã, thị trấn tổ chức thu thập hoàn thiện hồ sơ và thực hiện theo chu trình đánh giá, phân cho 40 sản phẩm, đề nghị nâng cấp cho 6 sản phẩm OCOP. Qua đó giúp các chủ thể sản xuất, kinh doanh hiểu rõ hơn về chương trình và định hướng phát triển sản phẩm, hoàn thiện nâng cấp sản phẩm...

"Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, Đông Anh đã và đang đẩy mạnh sử dụng công nghệ điện tử trong việc tiêu thụ, quản lý các sản phẩm. Cụ thể, sử dụng mã hình QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn, gắn tem truy xuất cho trên 600 sản phẩm các loại tại 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến" - ông Thiềng chia sẻ.

Chương trình tạo nhiều động lực cho phát triển kinh tế

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Nội, việc tổ chức phân hạng và nâng cấp sản phẩm OCOP sẽ tạo động lực và là cơ sở để các chủ thể tham gia được khảo sát, đánh giá thực chất sản phẩm đã đạt được đầy đủ tiêu chí hay chưa. Đồng thời là cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trước cơ quan chức năng, truyền thông và đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ấn tượng với đặc sản đậu phụ nướng tại hội nghị OCOP Thủ đô - Ảnh 3.

Hội nghị trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc, ấn tượng của các hộ sản xuất đồ thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Đông Anh. Ảnh: Hải Đăng

"Qua hơn một năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của Hà Nội đã tạo động lực phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, góp phần giải quyết việc làm, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương và thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình. Sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, mẫu mã được người tiêu dùng đón nhận.

Đồng thời khẳng định được hướng đi đúng đắn, sâu sắc, bài bản của các huyện trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm; phát huy thế mạnh địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và là thương hiệu riêng của huyện, là nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới", ông Chí khẳng định.

Ấn tượng với đặc sản đậu phụ nướng tại hội nghị OCOP Thủ đô - Ảnh 4.

Đậu phụ nướng làng Chài Võng La của Hợp tác xã Thanh niên Võng La tại hội nghị. Ảnh: Hải Đăng

Tại hội nghị quan trọng này, thông qua kết quả khảo sát 270 sản phẩm của 82 chủ thể, trong đó đã có 20 sản phẩm được thành phố công nhận từ 3 sao trở lên, 86 sản phẩm đang được đánh giá, phân hạng, nâng cấp sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. 

Ông Chí cho rằng: Huyện Đông Anh có đa dạng các sản phẩm, mà lợi thế là các sản phẩm nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch dưới dạng tìm hiểu văn hóa truyền thống hoặc trải nghiệm không gian làng nghề.

"Đông Anh là huyện đi đầu trong chương trình OCOP, là đơn vị thực hiện đánh giá đầu tiên và làm cơ sở, rút kinh nghiệp để thực hiện đánh giá các quận huyện còn lại. Trong năm 2020, Đông Anh cũng là huyện đầu tiên xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP 2020-2025. Bên cạnh đó, Đông Anh luôn là địa phương đi đầu trong xúc tiến thương mại với sản phẩm nông sản nói chung" - ông Chí nhận xét.

Ấn tượng với đặc sản đậu phụ nướng tại hội nghị OCOP Thủ đô - Ảnh 5.

Sản phẩm rau, củ, quả an toàn của Công ty cổ phần rau an toàn Hải Anh được xếp hạng cao ở hội nghị.

Dù chương trình OCOP của Đông Anh đã có nhiều kết quả tốt nhưng theo ông Chí, trên thực tế các sản phẩm của huyện vẫn còn nhiều hạn chế do hầu hết sản phẩm sản xuất ở quy mô trung bình, chưa có bao bì đạt tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Bên cạnh đó, ngoài 20 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng, các sản phẩm còn lại chưa có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ, bản sắc địa phương và được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn, tờ rơi... Vì vậy sản phẩm chưa có nhiều sức cạnh tranh, chưa có giá trị gia tăng cao.

Để tiếp tục hoàn thiện và khắc phục các hạn chế, ông Chí lưu ý, trong thời gian tới, huyện Đông Anh cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đã được UBND TP công nhận từ 3 sao trở lên. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài thành phố.

Nói về định hướng của chương trình OCOP của địa phương trong giai đoạn tới, ông Thiềng cho hay: Sắp tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn và các xã, thị trấn triển khai Chương trình, Đề án OCOP tới các chủ thể. Dự kiến trong giai đoạn 2020- 2025 sẽ có khoảng 150 sản phẩm được lựa chọn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 56 sản phẩm được lựa chọn là sản phẩm chủ lực của huyện.

Ông Nguyễn Văn Thiềng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh: Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích, ý nghĩa và cách thức tổ chức thực hiện Chương trình, đề án OCOP huyện Đông Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút nhiều chủ thể tham gia và quảng bá đến người tiêu dùng.

Theo Hải Đăng/danviet.vn
https://danviet.vn/dau-phu-nuong-vong-la-ngon-co-nao-ma-o-hoi-nghi-ocop-ha-noi-ai-cung-an-tuong-20200927213058481.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay25,185
  • Tháng hiện tại474,315
  • Tổng lượt truy cập92,851,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây