Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở miệt biển đông đồng bào Khmer

Chủ nhật - 27/09/2020 23:14
Những ngày này về các xã có đông đồng bào Khmer ở miệt biển huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh dễ dàng nhận thấy phum sóc đã khởi sắc, thay da đổi thịt.

Miệt biển Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) là huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 34,7%), có 8 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.

Chị Thạch Thị Phà La chăm sóc bò sinh sản từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và chịu khó làm ăn kinh tế gia đình dần ổn định. Ảnh: PY

Chị Thạch Thị Phà La chăm sóc bò sinh sản từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và chịu khó làm ăn kinh tế gia đình dần ổn định. Ảnh: PY

Những ngày này về các xã có đông đồng bào Khmer, dễ dàng nhận thấy phum sóc ngày càng khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn các xã được thông thương, cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp, đường nối liền đường, nhà nhà có điện thắp sáng, những ngôi nhà tạm đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.

Long Sơn là xã vùng sâu, có đồng bào Khmer chiếm gần 50%, những năm gần đây, Long Sơn có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, nhờ triển khai chương trình xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Từ sự hỗ trợ của địa phương thông qua nguồn vốn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gia đình chị Thạch Thị Phà La, ấp Tân Lập, xã Long Sơn đã xây được nhà ở, nuôi bò sinh sản thúc đẩy kinh tế gia đình.

Chị Phà La cho biết: 5 năm trước, nhà nghèo, không đất sản xuất, gia đình làm thuê ở tỉnh Bình Dương, cuộc sống chẳng dư giả nên về quê thuê đất trồng rẫy. Trong thời gian này, địa phương đã tạo điều kiện vốn vay 10 triệu đồng mua bò sinh sản, đến năm 2020, gia đình tiếp tục được hỗ trợ vốn vay 40 triệu đồng xây dựng nhà ở kiên cố hơn.

Nhờ chịu khó làm ăn kinh tế gia đình dần ổn định. Với 0,3 ha đất thuê trồng 3 vụ màu/năm chủ yếu đậu đũa, dưa leo, bầu, bí, lợi nhuận bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/vụ. “Nhớ lại những năm tháng làm thuê ở quê người, vào dịp lễ, tết mới được về quê. Thu nhập bấp bênh, có nằm mơ cũng không dám nghĩ có nhà kiên cố để ở, nay có được mái che chắc chắn, gia đình vui mừng khôn xiết”, chị Phà La nói.

Ông Thạch Ru La, Bí thư Đảng ủy xã Long Sơn cho biết: Những kết quả đạt được trong giảm nghèo gắn với NTM là nền tảng, động lực lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã tiếp tục đoàn kết, xây dựng hoàn thành xã nông thôn mới vào năm 2022.

Thời gian tới, Long Sơn tiếp tục tập trung các giải pháp chuyển đổi hiệu quả mô hình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào Khmer, điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, bố trí tập trung cây trồng phù hợp với từng vùng, ưu tiên các chính sách hỗ trợ vốn, khoa học – kỹ thuật giúp đồng bào Khmer phát triển sinh kế, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hỗ trợ vốn, anh Kiên Khuân ở ấp Nô Lụa, xã Nhị Trường phát triển mô hình trồng màu luân canh trên đất rẫy cho thu nhập ổn định. Ảnh: PY

Nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hỗ trợ vốn, anh Kiên Khuân ở ấp Nô Lụa, xã Nhị Trường phát triển mô hình trồng màu luân canh trên đất rẫy cho thu nhập ổn định. Ảnh: PY

Nổi bật nhất huyện Cầu Ngang, trong 5 năm qua là phong trào xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thông chính trị, các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình gần 350 tỷ đồng; trong đó vốn hỗ trợ từ Trung ương  trên 106 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương hơn 50 tỷ đồng, vốn huy động người dân là 13,3 tỷ đồng, vốn lồng ghép 161 tỷ đồng, vốn tín dụng 15,6 tỷ đồng; xây dựng được 10 tuyến đường “xanh – sạch – đẹp”,chiều dài 30,7 km; 50 tuyến đường “sáng”, chiều dài khoảng 80km và 43 tuyến đường “hoa”, chiều dài 73,3 km đã tạo nên hình ảnh mới về nông thôn.

“Trong xây dựng nông thốn mới, đến nay Cầu Ngang có 6/13 xã được công nhận đạt chuẩn. Dự kiến đến cuối năm 2020, sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng 4 xã là Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Hiệp Mỹ Đông và Hiệp Mỹ Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phấn đấu đến năm 2022 Cầu Ngang đạt chuẩn huyện nông thôn mới”, bà Chung cho hay.

Theo bà Trần Thị Kim Chung, Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Cầu Ngang: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Cầu Ngang huy động tối đa các nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Trong 5 năm qua, huyện mở 75 lớp dạy nghề cho 1.359 lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm mới cho 19.350 lượt lao động làm việc trong và ngoài tỉnh. Thành tích nổi bật trong 5 năm qua là công tác xuất khẩu lao động gắn với xóa nghèo, nhất là xóa nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt nhiều tiến bộ mới, đã có 203 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Từ đó hộ nghèo giảm bình quân 2,95%/năm, vùng đồng bào dân tộc Khmer giảm 4,9%/năm; thu nhập đầu người đạt 51,17 triệu đồng (tăng 1,78 lần so với năm 2015). Đến cuối năm 2019, hộ nghèo còn  2.072 hộ (chiếm 5,81%); trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer 1.378 hộ(chiếm10,11%).

Nguồn tin: Phương Nghi/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại54,884
  • Tổng lượt truy cập88,733,218
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây